Bộ Tư pháp Mỹ trong ngày thứ Ba đã cáo buộc 50 người, trong đó có 2 ngôi sao truyền hình, với tội danh gian dối, họ tham gia vào kế hoạch hối lộ trị giá nhiều triệu USD để đưa một số sinh viên với điểm số kém vào học các trường đại học danh tiếng.
Theo Washington Post, các tội danh được nhắc đến bao gồm gian dối trong bài thi đầu vào, trong đó có bài thi SAT; hối lộ nhân viên các trường để họ nói dối về thành tích thể thao của sinh viên. Danh sách các trường đại học được nhắc đến trong bê bối lần này có nhiều tên tuổi danh tiếng bao gồm đại học Georgetown, Yale, Standford, University of Texas, University of Southern California và UCLA cũng như nhiều trường khác.
Tổng chưởng lý tại Boston, ông Andrew Lelling, khẳng định rằng đây là vụ bê bối gian lận thi cử lớn nhất từng bị phát hiện. 50 người bị cáo buộc trong bê bối gian lận thi cử này có 33 cha mẹ sinh viên, ông cảnh báo rằng các cuộc điều tra sẽ vẫn tiếp diễn và rằng sẽ còn thêm nhiều người khác bị cáo buộc.
FBI đã tình cờ phát hiện ra vụ việc khi đang điều tra một sự vụ khác cách đây khoảng 1 năm. Điều đó dẫn đến các cuộc điều tra về nghi vấn đưa hối lộ trên khắp cả nước.
Sinh viên không bị buộc tội bởi các công tố viên cho rằng chính cha mẹ các em đã đứng đằng sau giật dây vụ việc.
Các hồ sơ tòa án được công bố trong ngày thứ Ba đã cho thấy một bức tranh xấu xí của các bậc cha mẹ cố tình vi phạm pháp luật nhằm đưa được con mình vào trường danh tiếng, nếu không có sự can thiệp, chắc chắn các trường sẽ không chấp nhận những sinh viên này.
Một diễn viên trong bê bối chạy điểm thi đầu vào đại học cho con - WP |
Nữ diễn viên bị bêu tên đầu tiên là Felicity Huffman và Lori Loughlin. Một số người khác bị bắt giữ trong ngày thứ Ba là giám đốc một quỹ tại bắc California, luật sư tại công ty luật lớn ở New York và giám đốc quan hệ công chúng tại một doanh nghiệp ở Los Angeles.
Khi được thông báo về vụ việc, các trường đại học đã chính thức công bố đuổi học một số sinh viên.
Người cầm đầu vụ việc, ông William Singer, đã bị buộc tội tại tòa án liên bang trong ngày thứ Ba. Theo điều tra viên, ông Singer được biết đến như một người tư vấn tuyển sinh đại học nhiều kinh nghiệm, ông đã thiết kế hoạt động đưa hối lộ mang vỏ bọc từ thiện, cha mẹ sẽ có thể được khấu trừ tiền hối lộ từ tiền thuế.
Trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2018, ông Singer đã nhận khoảng 25 triệu USD, một phần trong số tiền đó trả cho quản lý và nhân viên trong một số trường nhằm giúp giải quyết vướng mắc trong tuyển sinh. Ông thừa nhận đã giấu số tiền trong vỏ bọc của tổ chức từ thiện có tên Key Worldwide Foundation và dùng tiền đó để “lo lót”.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.