Ngày nay, trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới và khu vực, đổi mới sáng tạo đã trở thành một triết lý tiến bộ về tư duy và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Khái niệm đổi mới sáng tạo và hệ thống đổi mới quốc gia được sử dụng rất phổ biến trong những năm gần đây, khi nhu cầu đọc, hiểu và thực hành về nó trở nên thôi thúc hơn bao giờ hết. Song hành cùng đổi mới sáng tạo, trào lưu khởi nghiệp đang tạo ra những động lực mạnh mẽ thúc đẩy những cỗ máy già cỗi nhìn lại mô hình kinh doanh của mình và tìm kiếm những bước chuyển mình có ý nghĩa. Khi những câu chuyện về phong trào dần lắng xuống, nhu cầu tìm hiểu về gốc rễ của đổi mới sáng tạo trong mỗi tổ chức, doanh nghiệp thuộc những ngành nghề khác nhau đã thúc đẩy sự ra đời từ việc tạo ra đến truyền bá và sử dụng tri thức thông qua sách một cáchsâu sắc và chuyên biệt hơn.
Đổi mới sáng tạo là nền kinh tế mà ở đó yếu tố thúc đẩy tăng trưởng chính là đổi mới sáng tạo, chứ không phải là tích lũy vốn. Những thay đổi lớn trong nền kinh tế Mỹ trong 17 năm qua, không phải vì nền kinh tế Mỹ tích lũy thêm vốn để đầu tư vào các nhà máy thép lớn hoặc các nhà máy sản xuất ô-tô, mà là do đổi mới sáng tạo ra. Tỷ phú Bill Gates cho rằng sức mạnh không gì sánh nổi của nước Mỹ chính là“đổi mới sáng tạo”. Khi đầu tư vào đổi mới sáng tạo, Hoa Kỳ cho ra đời nhiều ngành công nghiệp mới, chu kỳ kinh doanh mới, các công ty mới, nhiều việc làm mới, đem lại cho người dân sự giầu có và thịnh vượng. Chính sức sáng tạo đã trở thành nhân tố chính thúc đẩy sự phát triển của Hoa Kỳ..
Xuất phát từ suy nghĩ công cụ nào để truyền tải và thể hiện ý tưởng của loài người, công cụ nào công bố thành tựu và sự sáng tạo tới những mức độ tuyệt vời? Chủ đề gì thúc đẩy ý tưởng sáng tạo và tạo ra môi trường đổi mới sáng tạo công nghệ? Và những môi trường truyền thông như World Wide Web, chúng có tính chất đổi mới tuyệt vời như thế nào trong việc thúc đẩy đổi mới?
Với dòng suy nghĩ ấy, trở về những cột mốc phát minh của sách trong lịch sử đều được khởi tạo và thúc đẩy bởi nhu cầu xã hội thể hiện các ý tưởng sáng tạo tuyệt vời của con người. Trải qua nhiều thế hệ, ở nhiều quốc gia trí thức của con người được lưu giữ ở nhiều dạng, trong đó có sách…Cho đến nay, không ai có thể phủ nhận được vai trò, chức năng và vị thế của sách nhằm cung cấp cho xã hội lượng tri thức khổng lồ mà loài người đã dày công sáng tạo và đúc kết; nhiều tri thức khoa học được truyền tải, nhiều phát minh, sáng chế được cập nhật và ứng dụng vào thực tiễn. Vậy, phải làm sao để nguồn tài nguyên tri thức ấy luôn được khai thác, tích hợp thành nguồn tài liệu quý giá, làm nền tảng cho nghiên cứu, sáng tạo đổi mới, phục vụ lợi ích của con người và của các quốc gia?
Sự thay đổi lớn trong cơ cấu xã hội, kinh tế dẫn đến một cách sống mới, một xã hội với những vấn đề mới dẫn đến việc lưu trữ thông tin một cách có ý thức và hệ thống. Đổi mới sáng tạo công nghệ là thông qua việc tạo ra, truyền bá và sử dụng tri thức, biến tri thức thành gía trị. Trong dòng chảy đó, xuất bản sách KH&CN là một trong những công cụ chính cho việc truyền bá, phổ biến kiến thức, đáp ứng nhu cầu giải quyết những vấn đề mới, trước những thách thức của xã hội hiện đại.
Alvin Toffler, một trong những nhà tương lai học nổi tiếng thế giới thế kỷ 20 là học giả Mỹ đã bỏ ra 30 năm nghiên cứu và dự báo sự phát triển thế giới. Năm 1990 ông cho ra đời cuốn sách có tên “Thăng trầm quyền lực”. Trong cuốn sách này, ông nêu vai trò then chốt của tri thức là tạo ra sự biến đổi toàn diện nền kinh tế thế giới, với các bước phát triển của nhân loại dưới góc độ mới.
Joseph Alois Schumpeter (1883 - 1950), nhà kinh tế học và là một trong những trí thức vĩ đại nhất của thế kỷ 20, được biết đến với cuốn sách nổi tiếng năm 1942 "Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội và dân chủ”, lần đầu tiên giới thiệu khái niệm về một nền kinh tế đổi mới sáng tạo. Nhưng chỉ đến những năm 2000, khái niệm "Nền kinh tế đổi mới sáng tạo"(Innovation Economy), mới trở thành một khái niệm chính thống, được coi như một học thuyết kinh tế tái định hình mô hình truyền thống của tăng trưởng kinh tế, theo đó tri thức, công nghệ, kinh doanh, và đổi mới sáng tạo được đặt ở vị trí trung tâm của mô hình.
Peter Drucker (1995)chuyên gia hàng đầu thế giới về tư vấn quản trị kết luận: “Chúng ta đang đi vào xã hội trithức trong đó nguồn lực kinh tế cơ bản không phải là vốn mà là và sẽ là tri thức” và “tri thức đã và đang trở thành một nguồn lực kinh tế chủ yếu và là một nguồn lực thống trị - và có thể là duy nhất - của lợi thế cạnh tranh”.
Những nhận xét PeterDrucker, những dự báo của Alvin Tofler, những khái niệm của Joseph Alois Schumpeter đã trở thành một phần hiện thực, từ những thập kỷ cuối thế kỷ 20 cho tới nay KH&CN đã có những bước phát triển diệu kỳ, làm biến đổi sâu sắc các quá trình sản xuất, cách thức sản xuất kinh doanh và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội loài người.
Trong quá trình phát triển tri thức đó “xuất bản được đánh giá rất cao trong vai trò của một ngành xây dựng nền tảng tri thức, trung tâm của hệ thống giáo dục, tạo lập, phân phối kiến thức và nuôi dưỡng tri thức quốc gia, là một trong những công cụ quan trọng để phát triển và truyền bá các sản phẩm trí tuệ đồng thời tạo ra sự thay đổi, tác động lớn đến đời sống văn hóa, giáo dục và góp phần nâng cao năng lực quốc gia”.Ngoài quan điểm nêu trên về xuất bản, còn quan điểm các ấn phẩm về KH&CN mới, được xuất bản phải xuất phát từ Tuyên bố chung Budapest (2009) về Phát triển KH&CN thế giới trong thế kỷ 21 “KH&CN ngoài phát triển tri thức, vì hòa bình còn vì phát triển, khoa học phải nằm trong xã hội và vì xã hội. KH&CN phải gắn với đổi mới, với hệ thống đổi mới quốc gia. KH&CN không những vì kiến thức mới, vì lợi nhuận, vì phát triển, còn vì cạnh tranh, vì tăng trưởng, vì công ăn việc làm, vì phúc lợi xã hội, vì chất lượng cuộc sống, vì an toàn, an ninh và gắn kết xã hội, vì sự tồn tại và phát triển bền vững của mọi quốc gia”.
Sách, luôn mang lại những nấc thang mới cho sự phát triển. Bởi một cuốn sách, có thể làm thay đổi số phận của một con người, có thể làm thay đổi định hướng của một doanh nghiệp, có thể làm thay đổi vận mệnh của cả một dân tộc…Các nước phát triển trên thế giới như Hoa Kỳ, Anh, Đức, Nhật, Hàn Quốc…là những nước có ngành công nghiệp xuất bản phát triển trên thế giới. Chính phủ của họ đánh giá rất cao vai trò của ngành xuất bản trong việc xây dựng nền tảng tri thức quốc gia, chú trọng nền văn hóa đọc, tạo điều kiện chính sách, cơ chế để thúc đẩy nền xuất bản phát triển.
Tại Việt Nam, trong các hướng phát triển gần đây của ngành xuất bản, những chương trình, đề án sách quốc gia vẫn còn thiếu vắng mảng đề tài sách đổi mới sáng tạo trong KH&CN, trong khi quan điểm phát triển KH&CN đã được khẳng định rõ trong những chủ trương đường lối và chính sách của chính phủ, các bộ, ban ngành và các địa phương, nhấn mạnh xu thế tất yếu để phát triển “KH&CN là quốc sách hàng đầu là động lực then chốt trong chính sách phát triển quốc gia” được thể hiện cụ thể bằng các văn bản chỉ đạo của Nhà nước về KH&CN và đã xác định hoạt động tuyên truyền, phổ biến KH&CN là một trong 6 giải pháp chủ yếu để phát triển KH&CN Việt Nam, vì vậy, việc xuất bản các chương trình, dự án sách cũng cần phải được quan tâm đúng mức và đầu tư đúng hướng, vìSách, vừa là một công cụ vừa là một nguồn lực trọng tâm để đạt được khát vọng phát triển.
Ngành công nghiệp xuất bản đang trải qua giai đoạn thay đổi quan trọng. Trong nhiều năm qua, rất nhiều ấn phẩm sụt giảm số lượng in lớn do việc chuyển từ in giấy sang kỹ thuật số và nhu cầu ngày càng thay đổi trong việc tiếp cận khách hàng. Việc này đã dẫn đến sự cần thiết phải đổi mới trong mô hình xuất bản buộc các nhà xuất bản phải đa dạng hóa mô hìnhcủa mình bằng cách tiếp cận khách hàng một cách trọng tâm hơn hơn. Các xuất bản phẩm mới cần được phát triển để phù hợp với nhu cầu của người đọc và mục tiêu của Nhà xuất bản. Những xuất bản phẩm mới này cần được xem xét trong bối cảnh kỹ thuật số phát triển nhanh chóng bằng nội dung hấp dẫn và riêng biệt hơn trên các nền tảng khác nhau để bắt kịp, đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước và của ngành.
Trong suốt 58 năm qua, tùy theo từng thời kỳ lịch sử với nhiệm vụ của mình, các thế hệ cán bộ Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật đã xuất bản những bộ sách, mảng sách, đề tài hữu ích, phục vụ sự phát triển KH&CN, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thực hiện nhiệm vụ quản lý và phát triển KH&CN của Bộ KH&CN; từng bước trang bị và nâng cao tri thức KH&CN trong và ngoài nước cho các đối tượng học sinh, sinh viên, các nhà khoa học, các cán bộ doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách thuộc các lứa tuổi, vùng miền; đóng góp tích cực cho việc nhận thức, hiểu biết, ứng dụng KH&CN, giúp nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp, địa phương, quốc gia. Quá trình đó đã diễn ra không biết mệt mỏi, trải qua nhiều năm tháng với những nỗ lực không ngừng của nhà xuất bản với mạng lưới liên kết đội ngũ tác giả, cộng tác viên và các độc giả…
Trong công cuộc đổi mới sáng tạo công nghệ hiện nay, một lần nữa Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật mong muốn những ấn phẩm mới của mình mang hơi thở mới của Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020, có thương hiệu trong chiến lược đổi mới; tác động tốt và có sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần nâng cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa của đổi mới sáng tạo trong quá trình đổi mới công nghệ Quốc gia; nâng nền kinh tế phát triển trong chuỗi giá trị, hội nhập vào các chuỗi cung ứng bên ngoài…
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.