Ô nhiễm đang "đầu độc" người dân thành thị từng ngày như thế nào?

Tác giả: zing

saosaosaosaosao
Diễn đàn khoa học 22/06/2019 15:41

Trung bình mỗi ngày, 164 người tử vong vì hít thở, WHO đang gọi nạn ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn là "kẻ giết người thầm lặng".


2019-image001-1561102317458402760579-0-0-590-945-c

 Những "kẻ giết người thầm lặng" này vẫn ngày một trở nên nguy hiểm hơn cho đến khi con số người tử vong chạm mốc 100.000 người mỗi năm, tương đương 274 người tử vong mỗi ngày (ĐH Fullbright Việt Nam).

Hiểu đúng về sát thủ vô hình nhưng nguy hại bậc nhất

Tại các thành phố đông đúc như Hà Nội, nguồn gốc của 70% lượng khói bụi gây ô nhiễm được xác định phát sinh từ hoạt động giao thông, với 85% lượng khí thải CO2 và 95% lượng hợp chất hữu cơ dạng hơi mà mắt thường khó nhìn thấy được. Phần còn lại có thể sinh ra từ tự nhiên như khói núi lửa, nạn cháy rừng, các cơn bão cát bụi, đốt rơm rạ, vàng mã, than tổ ong...

Trong hàng tấn khí bụi đó là sự pha trộn của nhiều loại bụi với kích thước khác nhau: Bụi PM10, Bụi PM2.5, bụi PM1.0, bụi Nano…mà nhiều nhất là loại bụi PM 2.5 phát tán ra không khí từ khói xe máy, ô tô, đặc biệt là các loại ô tô có động cơ dầu Diesel.

image003-15611018126761954911430
 

Vì bụi mịn, người dân thành thị đang bị đầu độc cơ thể mỗi ngày

Con đường tàn phá của bụi mịn bắt đầu từ việc tác động vào các dây thần kinh khứu giác tại mũi, theo máu đi vào não gây nên tình trạng trì trệ mệt mỏi. Với kích thước siêu nhỏ, bụi mịn nhanh chóng xâm nhập thẳng vào các cơ quan nội tạng như tim, phổi gây khó thở, hen suyễn, khí thủng phổi, ung thư phổi và làm tăng nguy cơ tăng đau tim do làm hẹp động mạch.

Đặc biệt, việc tiếp xúc với không khí ô nhiễm còn có thể gây vô sinh và tăng nguy cơ sảy thai. Với phụ nữ mang thai, bụi mịn có thể theo máu đi vào trong nhau thai nuôi dưỡng thai nhi, gây nên các tổn thương vĩnh viễn cho bào thai.

image005-15611018310131834850562

Mức độ ô nhiễm ngày càng tăng tại HN & TP.HCM trong 02 năm 2018 - 2019

Trên thực tế, số người dân tại Hà Nội, TP. HCM mắc bệnh đường hô hấp gia tăng liên tục trong các năm vừa qua. Số trẻ em bị viêm phổi cấp tính sẽ tăng từ 19.580 năm 2010 lên đến 43.889 trẻ năm 2020, tăng gấp hai lần chỉ sau 10 năm. Bụi mịn PM 2.5 là nguyên nhân chủ yếu gây nên các bệnh lý đường hô hấp, thậm chí có thể gây ra nhiễm độc, hen, hen suyễn, trong đó nghiêm trọng nhất là bệnh ung thư, tim mạch,...

Làm gì để bảo vệ gia đình trước "tử thần ô nhiễm"?

Tình trạng ô nhiễm ngày một trở nên trầm trọng hơn. Trong lúc chờ đợi các giải pháp từ xã hội, biện pháp duy nhất để sống chung với tử thần cho các cư dân thành thị là hãy xây dựng một số thói quen tốt để bảo vệ chính mình và gia đình.

Hãy chủ động làm sạch môi trường sống hàng ngày của mình bằng việc sử dụng các loại máy lọc không khí, điều hòa có chế độ lọc. Thường xuyên kiểm tra chất lượng không khí trước khi ra đường. Hiện nay, đã có nhiều tổ chức xây dựng các trang web hay app đo chất lượng không khí, bạn và gia đình dễ dàng xem chỉ sau vài thao tác.

image007-15611018504231418278802

Kiểm tra chất lượng không khí trước khi ra khỏi nhà.

Hai là cần đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh đường hô hấp mỗi ngày bằng các biện pháp y tế. Phương pháp này giúp làm sạch các vi khuẩn, bụi bẩn bám trong khoang mũi, giảm nguy cơ mắc bệnh lý về hô hấp, phòng ngừa các biến chứng của viêm xoang, viêm mũi ở cả người lớn và trẻ em.

Quan trọng hơn, khi ra đường hãy bảo vệ mình bằng cách đeo các loại khẩu trang có thể ngăn được bụi mịn mà nhiều loại khẩu trang vải và khẩu trang y tế thông thường không ngăn được. Khi mua khẩu trang cần tìm hiểu kỹ các chỉ số ngăn bụi mịn PM10 và PM2.5, ngăn chặn 99% virus. Hãy lựa chọn các nhà sản xuất uy tín, nguồn gốc rõ ràng, bởi nhiều loại khẩu trang nguồn gốc không rõ ràng, mặc dù không có khả năng ngăn bụi PM2.5 nhưng trên bao bì vẫn ghi thông tin sai lệch.

Ý kiến của bạn

Bình luận