Ông trùm đầu tư Nhật xấu hổ, bất an vì kỳ lân Uber và WeWork

Tác giả: cafebiz

saosaosaosaosao
Doanh nhân 09/10/2019 07:04

Nhà đầu tư nổi tiếng Masayoshi Son - CEO SoftBank - thừa nhận ông cảm thấy xấu hổ và bất an vì những khoản đầu tư sai lầm vào các startup đình đám như Uber và WeWork. Chia sẻ

eg_fxjl
Tỷ phú Masayoshi Son, người sáng lập SoftBank Group. Ảnh: Reuters.

SoftBank của tỷ phú Masayoshi Son đổ gần 11 tỷ USD vào startup chia sẻ văn phòng WeWork và khoảng 8 tỷ USD vào Uber. Tuy nhiên, kể từ khi phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) hồi tháng 5, giá cổ phiếu Uber sụt giảm tới 30%.

Trong quý II năm nay, Uber lỗ tới 5,2 tỷ USD. Giới phân tích ước tính SoftBank sẽ lỗ khoảng 3,9 tỷ USD vì khoản đầu tư vào Uber. Trong khi đó, WeWork buộc phải hủy bỏ kế hoạch IPO vì kết quả kinh doanh thảm hại. Giá trị vốn hóa của startup này bốc hơi 37 tỷ USD, chỉ còn lại vỏn vẹn 10 tỷ USD.

Nhiều khả năng SoftBank sẽ mất 2-5 tỷ USD vì WeWork. Cuối tháng 9, nhà đầu tư Masayoshi Son buộc phải ra tay loại bỏ CEO WeWork Adam Neumann. Tuy nhiên những rắc rối của startup này chưa dừng lại. Một số chuyên gia tài chính cho rằng có thể WeWork sẽ phá sản. 

Trả lời phỏng vấn Nikkei Business, ông Masayoshi Son thừa nhận ông "xấu hổ" và "bất an" với những khoản đầu tư tiền tỷ của SoftBank và tương lai của các thương vụ này trong năm 2019. 

"Tôi nói với các nhà sáng lập startup rằng hãy hiểu rõ giới hạn của bản thân mình. Điều đó sẽ giúp họ khai phá được tiềm năng", ông Masayoshi Son nói. Business Insider nhận định nhiều khả năng các "nhà sáng lập" mà CEO SoftBank nhắc đến chính là Neumman và Travis Kalanick, đồng sáng lập Uber. Cả hai đều bị hất cẳng khi tình hình công ty xấu đi. 

Bê bối WeWork và tình trạng thảm hại của Uber ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của nhà đầu tư Masayoshi Son. Ông đang gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn cho quỹ Vision Fund 2. Theo kế hoạch ban đầu, quỹ này sẽ đi vào hoạt động với số vốn 100 tỷ USD. 

Dù vậy, CEO SoftBank vẫn tỏ ra lạc quan về tương lai của SoftBank. Trước đó, nhà đầu tư Nhật Bản từng vạch ra kế hoạch 30 năm với tầm nhìn 300 năm, và chiến lược là đầu tư vào các công ty công nghệ có khả năng thay đổi thế giới. 

Ý kiến của bạn

Bình luận