Trên các loại xe ô tô hiện nay, cầu chì được đặt dưới nắp ca-pô hay dưới bảng táp-lô và đã được đánh dấu với các thông số dòng điện riêng và mạch điện mà cầu chì đó bảo vệ.
Một số dấu hiệu nổi bật khi cầu chì ô tô bị đứt có thể kể đến như: các thiết bị điện bị ngưng trệ hoạt động hoặc hoạt động một cách bất thường (chẳng hạn, còi tự nhiên câm, ổ cắm điện không dùng được, đèn xe không sáng…).
Bạn có thể tự kiểm tra cầu chì trên ô tô trước khi nghĩ đến phương án mang xe đến các garage. Cách tốt nhất là nên thường xuyên kiểm tra và thay thế kịp thời các cầu chì bị hỏng bằng loại cầu chì thích hợp. Tuyệt đối không dùng những cầu chì không đúng chỉ số dòng điện, không dùng dây điện để nối tắt.
Khi sử dụng các thiết bị trên ô tô cùng một lúc trong khoảng thời gian dài thì xe rất dễ bị quá tải, lúc này cầu chì sẽ ngắt mạch điện để tránh cho các thiết bị trên ô tô như còi, đèn chiếu sáng, hệ thống giải trí bị hỏng liên đới.
Nếu gặp trường hợp cầu chì bị đứt, cách xử lý nhanh nhất là bạn phải tự thực hiện thay cầu chì. Trước tiên, bạn hãy lật nắp ca-pô phía trước và tìm địa điểm đặt hộp cầu chì. Hộp cầu chì thường nằm ở dưới nắp ca-pô hoặc bên phải vô-lăng, ngay dưới bảng táp-lô. Sau khi đã tìm được hộp cầu chì, bạn sẽ nhìn thấy sơ đồ trên nắp cầu chì, quan sát kỹ phần lõi, nếu bạn thấy lõi bị nung chảy, thì cầu chì đã bị cháy.
Sau khi đã xác định được cầu chì còn hoạt động tốt hay không, nếu cần thay, thì bạn hãy dùng kìm hoặc kẹp mũi dài để gắp cầu chì ra và quan sát thông số về dòng điện định mức cho phép của chiếc cầu chì trên ô tô của mình. Tiếp theo, bạn chỉ cần thay một cầu chì có định mức, thông số giống như vậy là xe ô tô có thể hoạt động trở lại.
Theo kinh nghiệm của các chuyên gia, tài xế cần giữ cầu chì dự phòng trong ngăn nhỏ của xe ít nhất là 1 chiếc, hãy chuẩn bị đủ cầu chì với nhiều nguồn điện khác nhau để phòng trong những chuyến đi xa và tự tay khắc phục sự cố dễ dàng nếu chúng hỏng.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.