Tình trạng sản xuất, kinh doanh, sử dụng MBH rởm vẫn nhộn nhịp |
VINASTAS cho rằng, Bộ KH-CN cần đề xuất với Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung các chế tài xử phạt thật nặng, mang tính răn đe đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng trong khâu lưu thông mũ bảo hiểm kém chất lượng, đồng thời, tăng cường giám sát và xử lý vi phạm thường xuyên hơn.
Trong khâu chứng nhận hợp quy, VINASTAS kiến nghị, các tổ chức chứng nhận hợp quy cần đẩy mạnh hoạt động giám sát sau chứng nhận với tần suất nhiều hơn, áp dụng chế tài xử phạt nghiêm khắc như: tạm đình chỉ sản xuất, thu hồi giấy chứng nhận… đối với vi phạm của các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm không đạt chất lượng.
Thực tế cho thấy, nhiều cửa hàng nhập các loại mũ bảo hiểm kém chất lượng nhưng khi hỏi đến nguồn gốc sản xuất thì tất cả đều lắc đầu. Đa số các cửa hàng đều lấy lại từ người trung gian, hoặc nhiều người đến rao bán và bỏ mối sỉ. Trên mỗi chiếc mũ bảo hiểm kém chất lượng đều có nhãn mác, tem chống hàng giả.
Còn nhớ, trước đó, theo văn bản chỉ đạo do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng - Phó chủ tịch thường trực Ủy ban An toàn giao thông quốc gia ký từng nêu rõ, công khai thông tin cơ sở sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm kém chất lượng trên báo đài là rất cần thiết.
Có cùng ý kiến với Bộ trưởng Thăng, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia nói, ngoài việc đưa ra các chế tài “mạnh tay” cũng cần công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng về các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, mua bán, kinh doanh mũ bảo hiểm kém chất lượng.
Đây có thể được xem là cái gốc của vấn đề kiểm soát mũ bảo hiểm “dỏm” nhằm triệt tiêu, triệt để những sản phẩm này trên thị trường. Đồng thời cho người tiêu dùng nắm rõ nguồn gốc các mặt hàng để lựa chọn những sản phẩm tốt nhất.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.