Hiện tại Tương lai
Điểm mạnh
- Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT, Chiến lược phát triển GTVT đường sắt đến 2050 và một số quy hoạch phát triển GTVT đã được phê duyệt
- Nhà nước vẫn ưu tiên cấp đủ vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Còn các nguồn vốn đầu tư trực tiếp do vốn ODA ưu đãi
- Đã tháo gỡ được rất nhiều khó khăn về cơ chế giải ngân
- Nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông còn rất lớn
- Việc huy động các nguồn vốn, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư đã thực hiện được một số năm đối với rất nhiều dự án nên đã có kinh nghiệm
- Lãi suất vốn vay cả bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đều đã xuống thấp. Nhà nước có thêm kênh huy động vốn thông qua trái phiếu CP bằng ngoại tệ (USD)
- Giá nguyên vật liệu xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đang ở mức thấp
- Nguồn lao động dồi dào, giá thuê nhân công thấp
- Chi phí sản phẩm tính cho một đơn vị xây dựng công trình giao thông thấp
- Các dự án chưa cấp bách chưa được triển khai
- Đã chú ý đến các yếu tố phát triển bền vững như kinh tế, xã hội, môi trường, tài chính, quản lý
- Xây dựng Chiến lược phát triển bền vững GTVT đến 2030; xây dựng quy hoạch phát triển GTVT Thủ đô cho thời gian tới theo địa giới hành chính mới; phê duyệt, điều chỉnh một số quy hoạch GTVT để có cơ sở triển khai dự án
- Tăng các nguồn vốn đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước, nhất là từ khu vực tư nhân trong và ngoài nước
- Tổ chức thực hiện dự án theo quy hoạch đã được phê duyệt
- Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các nước, huy động vốn theo hình thức hợp tác công tư (PPP), xây dựng – cho thuê – chuyển giao (BLT) ngoài BOT, BT…
- Danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư phong phú, đa dạng, có thêm nhiều dự án lớn, kéo dài nhiều năm, không bị giới hạn chặt chẽ về mức vốn
- Thị trường vốn, thị trường xây dựng KCHTGT sẽ được mở rộng
- Chi phí đơn vị sản phẩm sẽ theo sát mức của thế giới
- Phát triển KCHTGT đi trước phát triển kinh tế, là động lực hỗ trợ đắc lực cho phát triển kinh tế
- Kinh nghiệm của các nước về thành công, thất bại là bài học rất quý giá
- Yếu tố phát triển bền vững được quan tâm hơn và có nguồn vốn bảo đảm việc thực hiện
Điểm yếu
- Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông chưa theo kịp phát triển kinh tế – xã hội
- Trong mạng lưới giao thông chưa có các đầu mối (điểm) trung chuyển, chưa xây dựng được các tuyến đường bộ cao tốc, cảng trung chuyển, cửa ngõ quốc tế. Ở các thành phố lớn, chưa có phương tiện vận tải khối lượng lớn
- Kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn chưa phát triển. Ùn tắc giao thông tại thành phố lớn có dấu hiệu gia tăng; ô nhiễm môi trường ngày một trầm trọng hơn, tai nạn giao thông còn diễn biến phức tạp.
- Danh mục dự án đầu tư đa dạng, nhiều công trình đang xây dựng dở dang, kéo dài; cơ chế, chính sách ưu đãi cụ thể chậm được triển khai thực hiện.
- Việc phối kết hợp trong xây dựng công trình giao thông chưa được chặt chẽ, thường xuyên, liên tục.
- Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị chưa theo kịp sự gia tăng của phương tiện, nhất là phương tiện cá nhân như xe máy, xe ô tô con ở thành phố lớn.
- Thị trường bị thu hẹp do suy thoái kinh tế. Năng lực tư vấn chưa cao. Văn hoá trong gây dựng KCHTGT chưa được chú trọng.
- Tập trung xây dựng KCHTGT thiết yếu như đường cao tốc, cảng trung chuyển, cửa ngõ quốc tế, KCHTGT cho phương tiện vận tải khối lượng lớn đô thị yêu cầu vốn đầu tư lớn, kéo dài
- Người dân đô thị, nông thôn cần phải tham gia đóng góp xây dựng KCHTGT đô thị, nông thôn thông qua việc trả phí sử dụng đường, đóng góp cho quỹ phát triển và bảo trì KCHTGT…
- Nguồn vốn FDI và ODA giảm nhưng vốn ngoài nhà nước sẽ tăng nên cần có cơ chế chính sách thích hợp
- Cơ giới hoá và đô thị hoá nhanh kéo theo một loạt vấn đề cần giải quyết
- Yêu cầu vốn đầu tư cho KCHTGT, giao thông đô thị, nông thôn rất lớn
- Giá nhiên liệu tăng có thể người dân sẽ chuyển sang đi bằng phương tiện vận tải công cộng; giá nhiên liệu giảm, người dân sẽ mua xe ô tô con cá nhân, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường có thể sẽ diễn biến theo chiều hướng xấu; tai nạn giao thông còn diễn biến phức tạp
- Thị trường mở rộng hơn nhưng cạnh tranh sẽ gay gắt hơn giữa các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông; nâng cao năng lực cạnh tranh là yêu cầu rất cấp thiết và lâu dài. Văn hoá xây dựng KCHTGT phải được chú trọng.
Định hướng
Cần rà soát lại danh mục các dự án trọng điểm để làm rõ những dự án phải tiến hành triển khai nhằm phục vụ sự phát triển lâu dài của ngành; tập trung nguồn lực xây dựng nhanh, dứt điểm một số dự án cấp thiết.
Hướng về thị trường trong nước, tập trung vào kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, giao thông nông thôn, các trục quốc gia; sử dụng vật liệu sản xuất trong nước, nguồn lao động dồi dào trong nước.
Kích thích sản xuất, tiêu dùng theo hướng huy động các nguồn vốn, nhất là vốn ngoài nhà nước; bảo đảm an sinh xã hội và duy trì mức sống.
Ưu tiên ngành nghề, lĩnh vực sử dụng nhiều lao động như xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, giao thông nông thôn…
Giải pháp
Kết hợp đầu tư trực tiếp với đầu tư gián tiếp: chú trọng thu hút nguồn vốn đầu tư của khu vực tư, hỗ trợ lãi suất vay, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông…khuyến khích doanh nghiệp trong nước vươn lên thông qua đầu tư gián tiếp.
Rút ngắn danh mục dự án đầu tư, chỉ khởi công dự án phục vụ yêu cầu cấp thiết, xây dựng xong trong thời gian ngắn, không dàn trải đồng thời chọn lọc khởi công một số dự án phục vụ phát triển lâu dài theo mức vốn có được. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị trên một số trục hướng tâm, vành đai ở thành phố lớn; giao thông nông thôn ở vùng núi, hải đảo và một số trục giao thông quốc gia trọng yếu.
Đầu tư vào con người để chuẩn bị cơ hội mới; học tập văn hoá người Trung Hoa kết hợp với bản sắc văn hoá của dân tộc ta là giúp đỡ nhau trong khó khăn, cùng vượt qua khó khăn.
Cải cách thủ tục hành chính kết hợp với giảm thiểu thủ tục liên quan đến đấu thầu xây dựng công trình giao thông, KCHTGT.
Tiếp tục tháo gỡ khó khăn về cơ chế giải ngân, đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư…Giải quyết thủ tục điều chỉnh giá mức khi có phát sinh biến động giá ở ngưỡng nhất định.
Cần tiếp tục nghiên cứu thêm các cơ chế chính sách huy động vốn như đầu tư hợp tác công tư (PPP), xây dựng- cho thuê- chuyển giao (BLT)…
Có biện pháp, giải pháp hữu hiệu để kiểm soát, kiềm chế sự phát triển quá nhanh của phương tiện giao thông cá nhân, trước hết là mô tô, xe máy sau đó là xe con ở các thành phố lớn.
Kết luận
Trong nhiều thế kỷ, nhất là những năm gần đây, kết cấu hạ tầng giao thông đã được tập trung đầu tư, huy động các nguồn lực nên có những bước phát triển vượt bậc, đạt được những thành tựu vô cùng to lớn. Đứng trước việc suy giảm kinh tế toàn cầu, bên cạnh thời cơ, vận hội mới của tình hình kinh tế trong nước, quốc tế, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông có những nguy cơ, thách thức, điểm yếu cần phải vượt qua, khắc phục nhằm xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng để Việt Nam cơ bản trở thành một nước văn minh, hiện đại vào năm 2020 và các năm sau. Đối với kết cấu hạ tầng giao thông, còn rất nhiều việc phải làm để xứng đáng là động lực hỗ trợ phát triển kinh tế, cần tập trung đầu tư phát triển một số công trình thiết yếu hiện tại và cả trong tương lai để KCHTGT Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực, thế giới, phục vụ sự phát triển lâu dài của đất nước.
Trên đây là một số ý kiến ban đầu để trao đổi cùng bạn đọc.
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Thế Minh: đầu tư hạ tầng giao thông- một giải pháp chống suy thoái kinh tế có hiệu quả. Tài liệu toạ đàm về kích cầu trong xây dựng, 27/3/2008.
2. Tổng hội xây dựng Việt Nam: ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế trên toàn cầu đối với hoạt động xây dựng ở Việt Nam.Tài liệu toạ đàm về kích cầu trong xây dựng, 27/3/2008.
3. Nghiên cứu Chiến lược tổng thể về phát triển bền vững hệ thống giao thông vận tải ở Việt Nam (VITRANSS 2), báo cáo giữa kỳ, 8/2008.
TS. Lý Huy Tuấn
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.