Cụ thể, Thông tư 22 quy định, mức tăng phí bảo hiểm trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới từ 10 - 20% đối với 13 dòng xe có tỷ lệ tai nạn, rủi ro cao.
13 dòng xe này bao gồm: xe dưới 6 chỗ ngồi, xe 16 chỗ ngồi, 24 chỗ ngồi và trên 25 chỗ ngồi, xe tải từ 8 đến 15 tấn, trên 15 tấn và một số loại xe khác như taxi, xe chuyên dùng, đầu kéo rơ-moóc, xe máy chuyên dùng.
Theo đó, phí bảo hiểm với xe ô tô dưới 6 chỗ ngồi không kinh doanh vận tải tăng lên mức 437.000 đồng/năm, tăng 40.000 đồng/năm so với trước. Xe ô tô 16 chỗ ngồi kinh doanh vận tải tăng ở mức 3,054 triệu đồng/năm, tăng 509.000 đồng/năm; xe ô tô 24 chỗ ngồi kinh doanh vận tải là 4,632 triệu đồng/năm, tăng 772.000 đồng/năm.
Ngoài ra, Thông tư 22 cũng đưa ra hàng loạt các chính sách về bảo hiểm có lợi hơn cho người dùng. Cụ thể, nâng số tiền tối đa mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả trong trường hợp có thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra lên 100 triệu đồng/người/vụ tai nạn (trước đây là 70 triệu đồng/người/vụ).
Trong thời hạn 5 ngày (kể từ ngày xảy ra tai nạn), chủ xe gửi thông báo bằng văn bản và tài liệu quy định trong hồ sơ yêu cầu bồi thường tới doanh nghiệp bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm phải thanh toán bồi thường cho chủ xe trong 15 ngày, từ khi nhận được hồ sơ hoặc trong 30 ngày nếu phải tiến hành xác minh hồ sơ.
Thông tư 22 gồm 3 Chương, 21 Điều, quy định thống nhất về thời hạn đóng phí bảo hiểm cho tất cả các đối tượng chủ xe.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.