"Phi công may mắn nhất thế giới" kể chuyện hơn chục lần chết hụt

Tác giả: Cafebiz

saosaosaosaosao
Bạn đọc 12/04/2017 05:19

Một người đàn ông tự nhận mình là "phi công may mắn nhất thế giới" đã hồi tưởng lại 11 vụ tai nạn máy bay mà ông từng trải qua

photo-1-1491764593974-0-0-326-634-crop-14917646682

Clinger Borges do Vale chọn lái máy bay thay vì trở thành thợ đào vàng trái phép.

Clinger Borges do Vale lớn lên tại Itaituba, nằm sâu trong những cánh rừng ở miền trung Brazil, nơi ông chỉ có 2 sự lựa chọn nghề nghiệp đó là trở thành một garimpeiro - thợ đào vàng trái phép hoặc một phi công hỗ trợ các garimpeiro quanh khu vực Amazon.

Ông và 6 người anh em của mình đã chọn theo nghiệp phi công vì các garimpeiro thường đối mặt với những nguy hiểm đe dọa tới tính mạng.

Do Vale là một trong số hàng ngàn phi công, những người chở các garimpeiro, gái mại dâm và thiết bị trên chiếc máy bay tuabin phản lực cánh quạt giữa các mỏ vàng trái phép và sân bay thành phố Itaituba.

Ông đã bay đến và ra khỏi Itaituba - nằm trong top 10 những sân bay nguy hiểm nhất thế giới - trong suốt 40 năm và tai nạn là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, Do Vale đã may lắm sống sót sau 11 lần rơi máy bay và 1 lần cháy buồng lái.

"Không nghi ngờ gì, đây là nơi nguy hiểm nhất để bay", do Vale nói với Guardian. "Tôi đã đi mất nhiều người bạn trong các vụ tai nạn".

Một đường băng tạm bợ trong rừng mà không phải phi công nào cũng dám đáp xuống.

Ông cũng từng phải hạ cánh trên những đường băng tạm bợ trong rừng.

"Tôi là phi công may mắn nhất thế giới. Bất kỳ ai khác sẽ thiệt mạng", do Vale tự nhận xét về sự nghiệp 40 năm lái máy bay của mình.

Ông nói rằng ông được trả công rất hậu hĩnh và thường dành thời gian rảnh rỗi để tiệc tùng, mua sắm.

Ông được trả công hậu hĩnh nhờ việc lái máy bay hỗ trợ các thợ đào vàng trái phép.

"Tôi mua 3 chiếc xe mỗi năm và mang theo những chiếc túi chất đầy tiền mỗi khi đi nghỉ. Tuy nhiên, những ngày tươi đẹp đó đã qua".

Anh cả và em trai út của do Vale đã thiệt mạng trong các vụ tai nạn riêng rẽ. Trong khi ông nghỉ hưu vì vấn đề về sức khỏe, con trai và cháu của ông lại tiếp nối nghề này.

Mặc dù chính phủ Brazil đã trấn áp các garimpeiro, những chuyến bay của họ vẫn chiếm khoảng 80% lưu lượng giao thông tại sân bay Itaituba.

"Chúng tôi có 30 chuyến bay một ngày", Antonio Anderson, một nhân viên sân bay nói với Guardian. "Trở lại những năm 80, chúng tôi có tới 300 hoặc 400 chuyến".

"Có nhiều máy bay tới nỗi chúng phải bay lòng vòng trên bầu trời để đợi trong khi những chiếc khác đậu kín sân bay. Bây giờ đã yên ả hơn nhiều. Chúng tôi chỉ có hai vụ tai nạn nhỏ vào năm ngoái".

Ý kiến của bạn

Bình luận