Phó Thủ tướng kiểm tra tình hình triển khai cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng

Tác giả: Mỹ Lệ

saosaosaosaosao
Đầu tư - Hạ tầng 27/07/2022 13:35

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành kiểm tra thực tế các nút giao và lưu ý về việc GPMB cũng như việc chuẩn bị nguồn vật liệu cho dự án

 

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể báo cáo với Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về việc triển khai dự án tại tỉnh An Giang

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể báo cáo với Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về việc triển khai dự án tại tỉnh An Giang

Ngày 27/7, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cùng Bộ trưởng Bộ GTVT và Đoàn công tác đã có buổi kiểm tra thực tế khu vực sẽ thực hiện dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.

Theo đó, dự án có chiều dài khoảng 188,2km, đi qua 4 tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng. Tổng mức đầu tư gần 45.000 tỷ đồng và được chia làm 04 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công.

Giai đoạn 1 của dự án (từ Châu Đốc về Cần Thơ) đã được Quốc hội khóa 15 thông qua Chủ chương đầu tư Dự án tại Nghị quyết số 60/2022-QH15 Ngày 16/6/2022. Dự kiến sau khi hoàn tất các quy định, thủ tục và bàn giao mốc GPMB thì dự án sẽ khởi công tháng 6/2023, cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào khai thác năm 2027.

Empty

Khu vực điểm đầu tuyến tại TP Châu Đốc tỉnh An Giang 

Tại buổi kiểm tra, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể chia sẻ, vấn đề quan trọng hiện nay của dự án là toàn bộ đi trên vùng đất yếu do đó đòi hỏi thời gian thi công đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cao. Bên cạnh đó, dự án cần khối lượng cát rất lớn lên đến hơn 18 triệu khối cát. Bộ mong muốn các địa phương như An Giang, Đồng Tháp...cần ưu tiên việc cung cấp cát cho dự án.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cũng khẳng định nguồn vật liệu cho dự án là rất quan trọng. “Chúng ta cần lưu ý việc chọn các mỏ vật tư vật liệu, vì đây là là yếu tố vô cùng quan trọng. Khi chuẩn bị đầy đủ thì các nhà thầu thi công về sau không gặp khó trong huy động nguồn vật tư vật liệu. Đặc biệt vật liệu tốt sẽ liên quan tới chất lượng, giá thành của dự án. Do đó khi khảo sát tại địa phương, tư vấn phải chọn các mỏ vật liệu chuẩn, có vị trí thuận lợi. Chúng ta không lặp lại bài học từ các dự án khác như việc thực hiện ở Dầu Giây nhưng phải mua vật liệu từ Bà Rịa - Vũng Tàu làm tăng chi phí vận chuyển. Đồng thời nghiên cứu dùng các giải pháp xử lý kỹ thuật để đảm bảo khai thác êm thuận phần tiếp giáp giữa đường và cầu về sau ”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo các đơn vị tư vấn và địa phương phải chọn khu tái định cư có lợi thế vị trí thuận lợi, tạo công ăn việc làm cho người dân.

Được biết mục tiêu đầu tư dự án nhằm hình thành trục ngang trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long qua thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Hậu Giang và tỉnh Sóc Trăng. Kết nối các trục dọc, phát huy hiệu quả các dự án đã và đang đầu tư, kết nối các trung tâm kinh tế, cửa khẩu quốc tế và cảng biển, đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang kinh tế Tây Bắc - Đông Nam

Điểm đầu dự án kết nối Quốc lộ 91 thuộc thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Điểm cuối giao đường Nam Sông Hậu, kết nối đường dẫn cảng Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.

Tổng chiều dài tuyến: 188,2 km (trong đó đoạn tuyến qua địa phận tỉnh An Giang L=56,7km, thành phố Cần Thơ L=37,7km; tỉnh Hậu Giang L=37,7km; tỉnh Sóc Trăng L=56,1km). Quy mô đầu tư giai đoạn 1 là 4 làn xe, bố trí làn xe dừng khẩn cấp không liên tục. Phạm vi GPMB với quy mô 6 làn xe theo giai đoạn hoàn chỉnh. Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất khoảng 1.205ha.

Ý kiến của bạn

Bình luận