“Phớt lờ” lệnh cấm, xe trái tuyến biến đường thành “bến lậu”

Tác giả: Nhóm PV

saosaosaosaosao
Ý kiến 23/08/2019 15:58

Để đảm bảo giao thông, UBND TP và Sở GTVT Hà Nội đã yêu cầu Thanh tra, CSGT phải kiểm tra, xử lý nghiêm các xe khách chạy trái tuyến, biến đường thành bến lậu. Tuy nhiên hiện nay, nhiều tuyến đường xe trái tuyến, chạy sai hành trình… vẫn nhan nhản, thậm chí sự việc này được phản ánh trực tiếp đến các lực lượng chức năng của Hà Nội, nhưng tình hình không chuyển biến.


“Con voi chui lọt lỗ kim”

Sau nhiều ngày ghi nhận thực tế, chúng tôi thấy rằng khu vực xung quanh bến xe Giáp Bát, khu đô thị Đồng Tàu, khu vực Pháp Vân - Tứ Hiệp (bến xe Nước Ngầm) và đường Giải Phóng, Kim Đồng…đang có nhiều xe chạy trái tuyến hoạt động.

Nội dung này đã được Tạp chí GTVT phản ánh nhiều thời gian qua và phản ánh trực tiếp đến các lực lượng chức năng phụ trách địa bàn, nhưng mọi việc hầu như không có chuyển biến.

Là tuyến đường cấm xe khách, hơn nữa còn cấm các nhà xe chạy trái tuyến đến các tỉnh phía Nam hoạt động, tuy nhiên thời gian qua, các tuyến đường thuộc khu đô thị Đồng Tàu (phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai) nhan nhản xe khách trái tuyến hoạt động.

Tại cổng trường tiểu học Thịnh Liệt (Hoàng Mai), thường xuyên xuất hiện các xe khách mang thương hiệu “Vân Anh Limousine” chạy tuyến Thanh Hoá, liên tục nhận hàng, đón trả khách thay vì vào bến xe Nước Ngầm như đăng ký.

0FAFB797-68C5-4E11-AC7F-E9D0CA8ADEF7.
Điểm đón khách của nhà xe “Vân Anh Limousine” tại trường tiểu học Thịnh Liệt, khu đô thị Đồng Tàu, ngay cạnh trung tâm hành chính quận Hoàng Mai, nhưng vẫn tồn tại lâu nay.

Do lượng khách và hàng nhiều, tối ngày 22/8, nhà xe này đã điều xe khách tuyến cố định BKS 36B-031.13 loại 20 ca-bin đeo biển hiệu “Vân Anh Limousine” đỗ trên đường đón khách, nhận hàng nhiều giờ đồng hồ.

Điều đáng nói, những chiếc xe khách của nhà xe Vân Anh đều gắn phù hiệu “Xe tuyến cố định”. Điều này đồng nghĩa với việc đây là xe tuyến cố định đăng ký hoạt động tại hai đầu bến, các hoạt động đón, trả khách được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chưc năng, mà ở đây là Sở GTVT Thanh Hoá và Sở GTVT Hà Nội, song không hiểu vì lý do gì mà lại hoạt động ngoài bến, theo kiểu xe dù, bến lậu?

Cách đó không xa, tại khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp, PV ghi nhận các xe ô tô mang BKS 74B-001.28; 75B-006.58 của nhà xe Minh Mập chạy tuyến Hà Nội – Huế đều đặn cứ vào khoảng 17 giờ chiều là “vô tư” dừng đỗ trước cửa nhà máy nước Pháp Vân để đón khách. Sau khoảng 1 giờ đồng hồ dừng đỗ tại đây, khi xe này đã bắt đủ khách, tài xế cho xe lưu thông ra phía đường Pháp Vân, hướng đi đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ về Thừa-Thiên-Huế..

Điều đáng nói, ngoài việc sử dụng các xe ôtô giường nằm loại 40 chỗ dưới dạng xe hợp đồng du lịch vận chuyển hành khách theo tuyến Hà Nội- Huế với giá 280.000 đồng/người/lượt, mỗi ngày, nhà xe này có 2 chuyến cố định chạy từ Hà Nội- Huế từ 16-17h. 

Trong khi đó, Nghị định số 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT (theo đó, xe chở khách theo hợp đồng và xe vận chuyển khách du lịch chỉ được thu cước vận tải theo giá trị hợp đồng đã ký kết cho cả chuyến xe; không được bán vé, thu tiền, xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức...; không được hoạt động thường xuyên trên một tuyến như xe khách đăng ký chạy tuyến cố định).

7E70DCE6-FEEA-441E-929B-18A0B496BEDD.


Xe khách mang thương hiệu Minh Mập (tuyến Hà Nội - Huế) đều đặn lặp bến cóc đón, trả khách tại KĐT Pháp Vân

 Ngang nhiên "vợt khách" ở khu vực lắp đặt camera giao thông

Tuyến đường Kim Đồng, Giải Phóng từ lâu không khác gì một bến cóc khổng lồ gây ách tắc giao thông nghiêm trọng khi mỗi ngày có hàng trăm lượt xe khách vô tư dừng đỗ giữa lòng đường hoặc chạy "rùa bò", vượt tuyến, sai hành trình để vợt khách. Theo định hướng tổ chức giao thông khu vực này, các xe khách từ bến Giáp Bát ra phải lưu thông theo hướng Giải Phóng - Kim Đồng - Tam Trinh - Vành đai 3. Tuy nhiên, do đường Tam Trinh vẫn chưa được nâng cấp, mở rộng nên buộc Sở GTVT Hà Nội phải tổ chức cho xe khách quay đầu tại nút giao Kim Đồng - Giải Phóng để đi về phía QL1 cũ - Pháp Vân.

Trong khi phương án tổ chức giao thông chưa được tối ưu, nhiều xe khách liên tỉnh từ bến xe Giáp Bát ra lại cố tình "vợt khách" dọc đường, đặc biệt là đoạn từ cổng bến đến đường Kim Đồng, nối dài ra Giải Phóng. Áp lực giao thông trên tuyến phố này ngày càng trở nên phức tạp và là nỗi ám ảnh đối với những người thường xuyên lưu thông qua đây, đặc biệt vào các khung giờ cao điểm.

Để tìm hiểu rõ thực hư, trong nhiều ngày tác nghiệp, PV Tạp chí GTVT đã ghi nhận và quay lại nhiều video xe khách dừng đỗ, đón trả khách sai quy định trên đường Kim Đồng – Giải Phóng, đặc biệt là quanh những điểm có lắp đặt hệ thống camera giao thông. Những phương tiện vi phạm thường xuyên phải kể đến xe khách T.Y (BKS 36B-005.85), xe khách T.P (BKS 36B-015.81), xe khách P.H (BKS 17B-014.20), xe khách H.H (BKS 17B-003.93), xe khách H.L (BKS 36B-024.86), xe khách D.H (BKS 36B-013.86)...

9FA7EB65-CFC4-4891-9D0C-956E6E68B1A0.

Xe Phiệt Học (Thái Bình) không những chạy vượt tuyến mà còn lập “bến cóc” ngay tại vị trí đặt biển cấm trên đường Giải Phóng (ảnh chụp tối ngày 22/8)

Đáng bàn thêm, Bến xe Giáp Bát là khu vực đầu tiên thí điểm lắp đặt hệ thống camera giao thông với 9 điểm chính gồm 5 camera quan sát (phục vụ nhìn) và 16 camera giám sát (phục vụ nhận diện biển số và xử phạt). Tuy nhiên, tối ngày 22/8, chúng tôi ghi nhận có ít nhất 5 xe khách tuyến cố định, tổ chức dàn trận đón trả khách tại cổng ra BX Giáp Bát. Các xe lần lượt mang BKS: 17B-014.26 (xe khách Phiệt Học); 35B-013.26 (Kim Sơn, Ninh Bình)… Thậm chí, hai xe khách BKS 29B-034.0 và 30U-7059 còn “án ngữ” tại cổng ra Giáp Bát bắt khách đi Ninh Bình - Thanh Hoá.

Đưa vấn đề này ra trao đổi, các chuyên gia vận tải đều cho rằng, việc phát hiện, xử lý các xe khách vi phạm chạy trên tuyến này không khó, thậm chí chỉ cần ngồi trên máy theo dõi thiết bị giám sát hành trình. Quan trọng là cơ quan chức năng có chịu làm hay không. 

Nhà nước quy định doanh nghiệp lắp đặt các thiết bị, bỏ ra rất nhiều công sức để triển khai nhưng sao không sử dụng mà cứ đưa lực lượng TTGT, CSGT ra đường rồi khi xảy ra sự việc lại đổ lỗi cho thiếu người, thiếu phương tiện?

50C1A9C1-CC36-459D-AC69-9E86D2E147B5.
 

 

342A6692-88F3-4626-AE44-6960389A6B49.

Những “mắt thần” được lắp đặt quanh bến xe Giáp Bát nhưng vi phạm giao thông vẫn phổ biến.

Dù trước đó, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện nhiều lần ký văn bản yêu cầu lực lượng chức năng của Sở, khẩn trương phối hợp với các lực lượng CSGT, CSTT - Công an thành phố Hà Nội, chính quyền các quận huyện ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp xe khách vi phạm.

Đồng thời, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cũng khẳng định, đối với các trường hợp xe chạy vượt tuyến từ Bến xe Nước Ngầm lên Bến xe Giáp Bát, các tuyến phố trung tâm, xe hợp đồng nhưng chạy chuyên tuyến từ các tỉnh ra Hà Nội sẽ bị rút phù hiệu.

Tạp chí GTVT sẽ tiếp sẽ tục thông tin về vấn đề này./. 

Ý kiến của bạn

Bình luận