Phú Thọ: Tàu cuốc, tàu cẩu dây văng đua nhau “rút ruột” sông Lô

Tác giả: Nhóm PV

saosaosaosaosao
Bạn đọc 21/12/2021 05:44

Hàng chục tàu cuốc, tàu cẩu dây văng ngang nhiên hoạt động hết công suất để “rút ruột” lòng sông Lô gây ảnh hưởng tuyến vận tải thủy và sạt lở bờ sông đoạn qua huyện Phù Ninh (Phú Thọ).


Video cảnh khai thác cát ngay sát bờ đê sạt lở ở xã An Đạo, huyện Phù Ninh ( Phú Thọ). 

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Phù Ninh, ngày 19/10/2021, trên địa bàn huyện xảy ra sạt lở bờ vở hữu sông Lô khoảng 350m đoạn từ K49+600 đến K49+950 qua khu 8, xã An Đạo.

Nguyên nhân được xác định là do khai thác cát sỏi trái phép cùng với mưa lũ gây sạt lở. Chiều sâu trung bình khoảng 5m, vị trí sạt lở từ điểm tiếp giáp với mặt nước cũ tới vị trí sạt lở hiện tại trung bình khoảng 5m, ước tính khối lượng sạt lở khoảng gần 10.000m3. Vị trí sạt lở tiếp tục được mở rộng, có khả năng ảnh hưởng tới 2ha rau màu canh tác của nhân dân và an toàn đê điều.

Tuy nhiên, sau khi lực lượng chức năng rút đi, việc khai thác cát tại khu vực này vẫn diễn ra công khai. Ghi nhận của phóng viên nhiều ngày giữa tháng 12, ngay đoạn sạt lở ở xã An Đạo, nhiều tàu nổi gắn cẩu múc áp sát bờ bãi bồi ven sông đang có biển cảnh báo sạt lở, rầm rập “đánh” sâu vào bãi ngô tươi tốt của người dân. Một số trạm bơm tiêu phục vụ đời sống sản xuất, sinh hoạt của nhân dân đứng trước nguy cơ đổ xuống sông cũng vì nạn khai thác cát.

SmartSelect_20211220-204856_Gallery

Hàng chục ha đất phù sa bãi bồi ven sông Lô, đã bị lôi tuột xuống sông do việc khai thác cát sỏi bừa bãi.

20211215_120031

Một số trạm bơm tiêu phục vụ đời sống sản xuất, sinh hoạt của nhân dân đứng trước nguy cơ đổ xuống sông cũng vì nạn khai thác cát.

Tại đây, các tàu nổi gắn cẩu múc thay phiên nhau hoạt động hết công suất. Thậm chí, nhiều tàu múc còn vào tận sát chân bãi bồi để hút cát. Ngoài việc khai thác quá gần bờ, không đảm bảo khoảng cách thì doanh nghiệp còn không thực hiện cắm mốc, biển báo, neo phao theo quy định.

Phản ánh của người dân, tình trạng khai thác cát ngoài phạm vi mỏ được cấp phép đã diễn ra trong khoảng thời gian dài, khiến cuộc sống, sản xuất của người dân bị đảo lộn, an ninh trật tự phức tạp; gây ra hệ lụy về biến đổi dòng chảy, sạt lở bờ, vở, đất ven sông.

Ngoài ra, các phương tiện khai thác cát đỗ, đậu lộn xộn, lấn luồng gây cản trở và mất an toàn giao thông cho các phương tiện lưu thông trên tuyến.

"Các tàu cát đều được bảo vệ nghiêm ngặt, thường xuyên có các đối tượng bặm trợn lượn lờ đi lại trên đê cảnh giới, khi nào phát hiện lực lượng chức năng đến kiểm tra, các đối này liền thông báo cho các tàu đang khai thác dưới sông lùi ra khu vực giữa sông", một người dân cho biết.

Theo tìm hiểu, tại khu vực xã An Đạo, Cty TNHH Xây dựng Gia Thịnh Phú Thọ được UBND tỉnh Phú Thọ cấp phép khai thác khoáng sản từ ngày 22/1/2019 với thời hạn 3 năm. Theo giấy phép này, tại khu vực xã An Đạo và Bình Bộ (huyện Phù Ninh) có diện tích khai thác là 18,84 ha. Hiện nay, một số vị trí của mỏ cát này đang bị tạm dừng khai thác.

Ngược lên vài cây số, bên bờ phía phải thuộc địa bàn xã Phú Mỹ (Phù Ninh) cũng có một vài tụ điểm có tàu cuốc thi nhau múc cát chuyển lên các tàu vận chuyển.Việc khai thác cát đã làm sạt lở các bãi ven sông, biến dạng đất sản xuất của người dân hai bên bờ.

Video các tàu cuốc đua nhau "đục khoét" lòng sông Lô đoạn qua xã Phú Mỹ (huyện Phù Ninh).

Chỉ vào hai chiếc tàu cuốc đang hút cát giữa sông, ông L.T.X, người dân xã Phú Mỹ cho biết, việc sạt lở bờ là do hoạt động khai thác cát gây ra. “Đoạn sông này được tỉnh cấp phép cho một Công ty khai thác mỏ từ nhiều năm nay. Đơn vị này có bản cam kết chỉ khai thác từ 7h - 17h, trong phạm vi được cấp phép. Tuy nhiên, thời gian gần đây, việc khai thác cát lại diễn ra cả vào ban đêm", ông X nói.

Cũng theo người dân địa phương, trrong quá trình khai thác cát, chủ mỏ còn sử dụng những phương tiện không đảm bảo các quy định về an toàn giao thông đường thủy, không cắm phao neo, biển báo, tổ chức hướng dẫn phân luồng cho các phương tiện khi tiến hành lưu thông qua đây.

Chưa dừng lại, với việc các phương tiện khai thác cát sỏi, nhất là tàu cuốc đang khai thác sát bờ gây nguy cơ sạt lở cao, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, an toàn của hệ thống đê điều, công trình giao thông ven sông Lô.

PicsArt_12-20-09.03.54

Để việc hút cát gần bờ diễn ra trót lọt, các đối tượng đã phân công từng người làm nhiệm vụ cảnh giới cơ quan chức năng, cũng như giám sát người dân có hành vi ngăn cản.

Theo Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc, các dự án xã hội hóa nạo vét luồng đường thủy trên sông Lô đều đã được yêu cầu dừng hoạt động, vì vậy các điểm khai thác cát hiện nay là mỏ cát do chính quyền các địa phương cấp phép hoặc thuộc trường hợp khai thác trái phép. Nhiều mỏ cát được chính quyền địa phương cấp phép nhưng không tham khảo ý kiến ngành đường thủy, nên không ít trường hợp khi lực lượng thanh tra đến kiểm tra, người của mỏ không xuất trình hồ sơ, giấy tờ. Đó là chưa nói đến việc địa phương cấp phép khai thác mỏ chồng lên cả công trình kết cấu hạ tầng đường thủy.

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ yêu cầu lực lượng Công an tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các phương tiện khai thác cát, sỏi trái phép, khai thác ngoài khoảng thời gian cho phép tại khu vực trên. Đồng thời, người đứng đầu UBND tỉnh còn chỉ đạo cơ quan Công an kiểm soát tất cả các phương tiện giao thông đường thủy hoạt động trên khu vực sông Lô, không để xảy ra tình trạng các phương tiện giao thông đường thủy không có giấy tờ hợp pháp hoạt động tại dòng sông này.

Ý kiến của bạn

Bình luận