Phương pháp xác định áp lực guốc hãm cần thiết/100 tấn trọng lượng đoàn tàu khách

15/11/2016 05:31

Trước hết, bài báo trình bày phương pháp xác định áp lực guốc hãm (ALGH) cần thiết/100 tấn trọng lượng đoàn tàu khách (ký hiệu Ac) theo từng khu đoạn kéo.

ThS. Nguyễn Thị Trang

Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải

KS. Nguyễn Thị Kim Dung

Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội

Người phản biện:

PGS. TS. Nguyễn Văn Chuyên

TÓM TẮT: Trước hết, bài báo trình bày phương pháp xác định áp lực guốc hãm (ALGH) cần thiết/100 tấn trọng lượng đoàn tàu khách (ký hiệu Ac) theo từng khu đoạn kéo. Thứ hai, bài báo trình bày từ phương pháp xác định Ac để xác định được tốc độ cho phép tàu chạy khi ALGH hiện có của đoàn tàu nhỏ hơn ALGH cần thiết đối với đoàn tàu đó. Thứ ba, trình bày tính bức thiết hiện nay phải xác định Ac theo từng khu đoạn kéo của đầu máy.

Từ 3 vấn đề trên, bài báo mở ra vấn đề cần quan tâm đến đầu tư đồng bộ giữa nâng cao tốc độ cầu đường và năng lực hãm của đầu máy, toa xe.

TỪ KHÓA: Áp lực guốc hãm đoàn tàu.

ABSTRACT: The first is the method to determine the brake block pressure required for 100 tons of passenger train (with Ac code) by each hauling. The second is the method of determining the Ac to determine train speed allows when the brake block pressure is smaller than the needed one of the train. The third is the current urgency to identify the Ac basing on each part of the locomotive.

From 3 above issues, the article points a concern about synchronous investment between enhanced speeds of road and brakeing capacity of locomotives, wagons.

KEYWORDS: The brake block of the train.

1. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH Ac THEO TỪNG KHU VỰC ĐOẠN KÉO

1.1. Nguyên tắc xác định

Căn cứ Điều (4.3.10.2) của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khai thác đường sắt - QCVN 08:2015/BGTVT: ALGH cần thiết để đoàn tàu dừng được trong khoảng cách hãm quy định tương ứng với tốc độ và độ dốc hạn chế trong khu đoạn được quy định trong Bảng 7 (Bảng Tiêu chuẩn ALGH cho 100 tấn trọng lượng tàu khách của  QCVN 08:2015/BGTVT). Như vậy, ta phải xác định theo nguyên tắc:

Phải tính ALGH cần thiết/100 tấn trọng lượng tàu chung cho cả khu đoạn kéo của đầu máy.

ALGH cần thiết/100 tấn trọng lượng đoàn tàu chung cho cả khu đoạn kéo là trị số ALGH cần thiết lớn nhất trong khu đoạn kéo.

1.2. Cách xác định

1.2.1. Bước 1: Tìm ALGH cần thiết cho 100 tấn trọng lượng của đoàn tàu theo yếu tố cầu đường

Được xác định từ ALGH cần thiết cho 100 tấn tàu của các điểm có:

 - Độ dốc hạn chế trong khu đoạn tương ứng với tốc độ cầu đường;

- Tốc độ cao nhất của cầu đường tương ứng với độ dốc;

- Một số điểm có độ dốc và tốc độ tương đối cao.

(Các điểm này sẽ cho trị số ALGH cần thiết cao).

Trị số ALGH cần thiết (trên 100 tấn tàu) nào lớn nhất sẽ là ALGH cần thiết (trên 100 tấn tàu) của đoàn tàu theo yếu tố cầu đường.

1.2.2. Bước 2: Kết hợp với sự vận dụng đầu máy, toa xe trong đoàn tàu để xác định tốc độ hạn chế và ALGH cần thiết cho 100 tấn tàu theo sự vận dụng của đầu máy, toa xe, theo yếu tố cầu đường

Khi tốc độ cầu đường thay đổi thì trị số ALGH cần thiết/100 tấn trọng lượng đoàn tàu cũng thay đổi theo. Xu hướng hằng năm tốc độ cầu đường tăng dần vì vậy trị số ALGH cần thiết/100 tấn tàu hằng năm cũng tăng dần lên.

1.3. Áp dụng cụ thể cho thời điểm hiện nay

Căn cứ các văn bản: Công lệnh tốc độ số 1- CĐ-2016, Công điện về việc hạn chế tốc độ chạy tàu đối với các đoàn tàu khách tuyến Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh để đảm bảo đủ lực hãm cần thiết (số 244/CĐ- ĐS ngày 8/4/2016), Quyết định số 232/QĐ-ĐS ngày 14/3/2008 về việc ban hành độ dốc hạn chế trên các tuyến đường sắt Việt Nam của Tổng công ty  ĐSVN, Biểu đồ chạy tàu (BĐCT) khách tuyến Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh số 2125/BĐCT- ĐS ngày 18/7/2014, BĐCT khách khu đoạn để tính áp lực guốc hãm cần thiết/100 tấn trọng lượng đoàn tàu (Ac) của các đoàn tàu khách như sau:

1.3.1. Tàu khách Thống Nhất

1.3.1.1. Xác định khu đoạn kéo

Hiện nay, tàu khách Thống Nhất chia 2 khu đoạn kéo: Hà Nội - Đà Nẵng, Đà Nẵng - Sài Gòn và ngược lại.

1.3.1.2. Bước 1: Khảo sát, xác định ALGH cần thiết/100 tấn tàu theo yếu tố cầu đường

Các điểm đặc biệt

 Khu gian(Khu đoạn)

 Ip (‰)

 V(Km/h)

ALGH c/t(Tấn hãm/100 Tấn tàu)

Từ Km 

Đến Km 

 

 

Hà Nội

 

 

 

77+000

81+000

Cầu Họ - Đặng Xá

6

80

31

112+000

114+620

Cát Đằng - Ninh Bình

7

90

41

177+900

183+800

Thanh Hóa - Yên Thái

7

95

46

188+000

192+000

Yên Thái - Minh Khôi

90

39

245+440

260+200

Hoàng Mai - Cầu Giát

5

80

32

404+350

407+000

La Khê - Tân Ấp

13

80

38

408+670

412+900

Tân Ấp - Đồng Chuối

17

70

34

422+000

425+950

Đồng Chuối - Kim Lũ

17

70

34

449+500

449+570

Đồng Lê - Ngọc Lâm

12

80

37

491+400

507+600

Ngân Sơn - Hoàn Lão

 9

80

34

529+500

538+000

Lệ Kỳ - Long Đại

11

90

45

675+000

678+140

Hiền Sĩ - Văn Xá

11

80

36

755+410

766+790

Lăng Cô - Hải Vân

17

30

30

766+790

771+550

Hải Vân - Hải Vân Nam

18

30

30

776+000

776+880

Hải Vân Nam - K Liên

17

70

34

Ac theo yếu tố cầu đường tính chung cho cả khu đoạn kéo Hà Nội- Đà nẵng:     46 T.hãm                                                                                                                                                                    

815+000

822+000

Nông Sơn - Trà Kiệu

 5

95

45

831+000

841+740

Trà Kiệu - Phú Cang

 9

95

48

880+000

900+500

Diêm Phổ - Trị Bình

 6

95

46

909+600

919+000

Bình Sơn - Đại Lộc

95

47

1032+750

1049+360

Vạn Phú -  Phù Mỹ

9

80

34

1050+000

1059+000

Phù Mỹ - Khánh Phước

 7

95

46

1302+980

1314+930

Lương Sơn - Nha Trang

13

80

38

1325+900

1328+400

Nha Trang - Cây Cầy

13

90

48

1344+000

1345+500

Hòa Tân - Suối Cát

13

90

48

1348+600

1350+900

Hòa Tân - Suối Cát

13

90

48

1589+000

1595+930

Sông Phan - Sông Dinh

18

80

44

1597+400

1602+300

Sông Dinh - Suối Kiết

15

85

45

1603+100

1613+510

Suối Kiết - Gia Huynh

18

80

44

1625+100

1628+200

Trảng Táo - Gia Ray

17

85

47

1671+200

1673+000

Dầu Giây - Trảng Bom

17

85

47

1677+800

1688+040

Trảng Bom - Hố Nai

16

85

46

1688+040

1692+600

Hố Nai - Biên Hòa

15

85

45

Ac theo yếu tố cầu đường tính chung cho cả khu đoạn kéo Đà Nẵng - Sài Gòn:  48 T.hãm                                                                          

 1.3.1.3. Bước 2: Kết hợp sự vận dụng đầu máy, toa xe theo BĐCT tuyến đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh (quy định tại BĐCT số 2125/BĐCT-ĐS ngày 18/7/2014 của Tổng công ty ĐSVN) để xác định tốc độ hạn chế và ALGH cần thiết cho 100 tấn tàu của các đoàn tàu theo sự vận dụng đầu máy, toa xe, theo yếu tố cầu đường

- Vận dụng máy: Căn cứ vào thực tế, bố trí máy cho phự hợp. Sử dụng đầu máy có V cấu tạo ≥ 80km/h ;

- Vận dụng toa xe có V cấu tạo: 80km/h và 100km/h;     

- ALGH cần thiết/100 Tấn tàu (Ac) của các tàu khách Thống Nhất:

Khu đoạn kéo

Loại máy kéo tàu -V đầu máy

ALGH c.t/100Tấn tàu khiVtoa xe =  80km/h

ALGH c.t/100Tấn tàu khiVtoa xe = 100km/h

Hà Nội - Đà Nẵngvà ngược lại

D19E, D20E - 120                          km/hD11H - 100km/hD13E  - 96km/h

  38

   46

D12E - 80km/hD9E (lắp hệ thống hãm 28LV1- CT)   - 80 km/h

 38

 38 

Đà Nẵng - Sài Gòn và ngược lại

D19E, D20E,D11H, D13E

 44

48

D12ED9E (lắp hệ thống hãm 28LV1 - CT)

 44

 44

1.3.2. Tàu khách khu đoạn (thuộc Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội quản lý)

 - Vận dụng toa xe có tốc độ cấu tạo 80km/h và 100km/h;

 - Vận dụng đầu máy có tốc độ cấu tạo ≥ 65km/h. Sử dụng đầu máy kéo tàu từ ga lập tàu đến ga giải thể đoàn tàu, không thay máy dọc đường.

Khảo sát tương tự như tàu Thống Nhất, ta có kết quả như sau:

1.3.2.1. Đối với tuyến đường sắt phía Tây: Hà Nội - Lào Cai

1.3.2.1.1. Trường hợp vận dụng toa xe và đầu máy có tốc độ cấu tạo V≥ 90km/h

Ac tính chung cho cả khu đoạn kéo Hà Nội - Lào Cai và ngược lại hoặc Hà Nội - Yên Bái và ngược lại là 45 tấn hãm. Xác định tương ứng với đoạn có V đường = 90km/h (từ Km109+000 đến Km120+000), độ dốc Ip = 11‰. Vmax tàu = V đường = 90km/h, theo Bảng 7 QCVN08:2015/BGTVT (viết tắt là Bảng 7 QC), có Ac = 45 tấn hãm.

1.3.2.1.2. Trường hợp vận dụng đầu máy có V cấu tạo = 80km/h hoặc toa xe có Vcấu tạo = 80km/h (đồng thời V cấu tạo của đầu máy không nhỏ hơn 80km/h) hoặc cả đầu máy và toa xe có V= 80km/h

 Ac tính chung cho cả khu đoạn kéo Hà Nội - Lào Cai và ngược lại hoặc Hà Nội - Yên Bái và ngược lại là 36 tấn hãm. Xác định tương ứng với đoạn có V đường = 80km/h (từ Km74+000 đến Km75+200 và từ Km122+800 đến Km125+ 000), độ dốc Ip = 11‰. Vmax tàu = V đường = V đầu máy (hoặc toa xe) = 80km/h, theo Bảng 7 QC có Ac = 36 tấn hãm. Đoạn có V đường = 90km/h (từ Km109+000 đến Km120+000) tương ứng độ dốc 11‰. Vmax tàu = Vđm hoặc tx = 80km/h, theo Bảng 7 QC có Ac = 36 tấn hãm.

1.3.2.1.3. Trường hợp vận dụng đầu máy có V cấu tạo < 80km/h

Ac được xác định: Vmax tàu = V đầu máy < 80km/h, căn cứ độ dốc tương ứng lớn nhất, theo Bảng 7 QC có Ac = 30 tấn hãm.

Ac tính chung cho cả khu đoạn kéo Hà Nội - Lào Cai và ngược lại hoặc Hà Nội - Yên Bái và ngược lại là 30 tấn hãm.

1.3.2.2. Đối với tuyến đường sắt phía Nam

1.3.2.2.1. Khu đoạn kéo Hà Nội - Thanh Hóa và ngược lại

 - Trường hợp vận dụng toa xe và đầu máy có tốc độ cấu tạo V ≥ 90km/h: Ac tính chung cho cả khu đoạn kéo Hà Nội - Thanh Hóa và ngược lại là 41 tấn hãm.

Xác định tương ứng với đoạn có V đường = 90km/h (từ Km112+000 đến Km114+620), độ dốc Ip = 7‰. Vmax tàu = Vđường = 90km/h, theo Bảng 7 QC có Ac = 41 tấn hãm.

- Trường hợp vận dụng đầu máy có V cấu tạo = 80 km/h hoặc toa xe có V cấu tạo = 80km/h (đồng thời V cấu tạo của đầu máy không nhỏ hơn 80km/h) hoặc cả đầu máy và toa xe có V = 80km/h:

  Ac tính chung cho cả khu đoạn kéo Hà Nội - Thanh Hoá và ngược lại là 31 tấn hãm. Xác định tương ứng với đoạn từ Km77+000 đến Km81+000, có Ip = 6‰, Vmax tàu = Vđường = V đm hoặc tx = 80km/h, theo Bảng 7 QC:  Ac = 31 tấn hãm.

- Vận dụng đầu máy có V cấu tạo < 80km/h thì Ac = 30 tấn hãm.

1.3.2.2.2. Khu đoạn kéo Hà Nội - Vinh và ngược lại

 - Vận dụng toa xe và đầu máy có V cấu tạo ≥ 95km/h thì Ac = 46 tấn hãm. Xác định tương ứng với đoạn từ Km177+900 đến Km183+ 800, có Ip = 7‰, Vmax tàu = V đường = 95km/h, theo Bảng 7 QC:  Ac = 46 tấn hãm.

- Vận dụng đầu máy có V cấu tạo = 80km/h hoặc toa xe có V cấu tạo = 80km/h (đồng thời V cấu tạo của đầu máy không nhỏ hơn 80km/h) hoặc cả đầu máy và toa xe có V = 80km/h thì Ac = 32 tấn hãm. Xác định tương ứng với đoạn từ Km245+ 440 đến Km260+200, có Ip = 7‰, Vmax tàu = V đường = V đầu máy hoặc toa xe = 80km/h, theo Bảng 7 QC:  Ac = 32 tấn hãm.

- Vận dụng đầu máy có V cấu tạo < 80km/h thì Ac = 30 tấn hãm.

1.3.2.2.3. Khu đoạn kéo Hà Nội - Đồng Hới, Hà Nội - Huế, Hà Nội - Đà Nẵng và trên các tuyến khác (Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Quán Triều...): Cách xác định tương tự sẽ cho kết quả chính xác.

2. XÁC ĐỊNH TỐC ĐỘ CHO PHÉP TÀU CHẠY KHI ÁP LỰC GUỐC HÃM HIỆN CÓ CỦA ĐOÀN TÀU NHỎ HƠN ALGH CẦN THIẾT CỦA ĐOÀN TÀU

- Căn cứ vào lệnh Công lệnh tốc độ hằng năm ta có Vmax cầu đư­­ờng trong khu gian;

- Căn cứ vào quy định V cấu tạo của đầu máy, toa xe vận dụng trong đoàn tàu ta có V đầu máy, V toa xe. 

Bình thường, tốc độ quy định cho đoàn tàu chạy là trị số V nhỏ nhất của 3 loại tốc độ trên. Chính là V hạn chế đã nêu ở (phần I, mục 2, khoản 2.2) trên.

Hiện nay, tốc độ cầu đường ngày càng được nâng lên, có những điểm V ≥ 90km/h. Yêu cầu hãm của những điểm này rất cao, nếu dọc đường có xe hỏng hãm tự động là nhiều đoàn tàu thiếu hãm để chạy theo tốc độ quy định. Cá biệt, đối với tàu Thống Nhất, có những đoàn tàu dù đầu máy và toa xe đều có hãm tốt nhưng vẫn không đủ lực hãm để chạy theo tốc độ quy định (do thành phần đoàn xe có nhiều xe tự trọng > 35 Tấn). Vì vậy, việc xác định tốc độ đoàn tàu được phép chạy bao nhiêu để đảm bảo hãm an toàn là rất cần thiết hiện nay.

Nhằm đảm bảo tàu chạy được an toàn, từ phương pháp xác định Ac theo từng khu đoạn kéo, ta xác định được V cho phép tàu chạy khi ALGH hiện có của đoàn tàu < ALGH cần thiết của đoàn tàu.

- Trước hết tìm ALGH hiện có/100 tấn tàu  =  ALGH  hiện có x 100: Q tàu.                                                             

ALGH hiện có/100 tấn tàu của đoàn tàu chính là áp lực guốc hãm cần thiết/100 tấn tàu để đoàn tàu chạy trong đoạn có độ dốc hạn chế Ip với tốc độ V cho phép.

- Căn cứ vào ALGH hiện có/100 tấn tàu và độ dốc hạn chế Ip, tra Bảng 7 QC ta xác định đư­­ợc V cho phép chạy theo yếu tố hãm.

- Như vậy, khi ALGH hiện có của đoàn tàu < ALGH cần thiết của đoàn tàu, ta khảo sát, tính V cho phép chạy dựa theo yếu tố hãm hiện có, khảo sát từng điểm yêu cầu có hãm cao của bảng khảo sát hãm theo yếu tố cầu đường. Những điểm nào có V cho phép nhỏ hơn V quy định thì phải hạ tốc độ chạy của đoàn tàu bằng V cho phép để đảm bảo đủ lực hãm.

 

3. TÍNH BỨC THIẾT PHẢI XÁC ĐỊNH Ac theo từng khu đoạn kéo         

Theo thống kê hiện nay, ALGH hiện có/100 tấn tàu của các đoàn tàu khách Thống Nhất khoảng từ 48,6 tấn hãm đến 51,5 tấn hãm. Cá biệt có những đoàn tàu ALGH hiện có/100 tấn tàu nhỏ hơn 48 tấn.

Như phần 2 của bài báo đã trình bày, tốc độ cầu đường hiện nay được nâng lên rất nhiều. Có nhiều trường hợp đoàn tàu Thống Nhất thiếu hãm để chạy theo tốc độ quy định, phải hạ tốc độ chạy khi qua các điểm có yêu cầu hãm cao.

Hiện nay, thực tế ga Hà Nội đang xác định hãm cần thiết cho các đoàn tàu khách Thống Nhất theo cách xác định yêu cầu hãm cần thiết suốt Hà Nội - Sài Gòn. Phương pháp này không đúng và khó điều hành chạy tàu khi xác định hạ tốc độ.

Với phương pháp xác định Ac theo từng khu đoạn kéo của đầu máy nêu ở phần 1 của bài báo đã giải quyết được các vấn đề về điều hành chạy tàu, không gây hiện tượng thiếu hãm giả, chỉ xác định hạ tốc độ khi thực sự thiếu hãm; cụ thể:

- Từ tốc độ quy định chạy của đoàn tàu ta xác định được Ac của đoàn tàu;

- Tại khu đoạn kéo trước yêu cầu hãm cần thiết nhỏ, đoàn tàu đủ lực hãm hiện có để chạy theo tốc độ quy định trong khu đoạn kéo, việc điều hành chạy tàu bình thường. Đến khu đoạn kéo sau yêu cầu hãm cao hơn, qua điểm nào đoàn tàu thiếu hãm thì tại đầu khu đoạn kéo này tính toán điều hành chỉ hạ tốc độ tương ứng của đoàn tàu khi qua điểm thiếu hãm đó. Đặc biệt, tại những ga thay đầu máy (thay khu đoạn kéo) đều là ga lớn, có tác nghiệp kỹ thuật. Trong trường hợp đoàn tàu thiếu hãm do phát sinh dọc đường bị hỏng hãm tự động của xe nào đó, có thể được sửa chữa hãm tốt tại ga thay máy này. Lúc này đoàn tàu lại đủ hãm, hoàn toàn chạy được theo tốc độ quy định, không phải hạ tốc độ;

- Mặt khác, khi thay đầu máy, tốc độ của đầu máy thay đổi, tốc độ cho phép chạy của đoàn tàu thay đổi, dẫn đến Ac thay đổi. Trong trường hợp vận dụng đầu máy có tốc độ thấp hơn, tốc độ quy định chạy của đoàn tàu sẽ thấp hơn, yêu cầu hãm sẽ giảm xuống, đoàn tàu có thể đủ hãm để chạy theo tốc độ quy định.

Ví dụ: Khu đoạn kéo Hà Nội - Đà Nẵng: Vận dụng đoàn xe có V = 100km/h, đầu máy có V = 120km/h, yêu cầu Ac = 46 tấn. Đến khu đoạn kéo Đà Nẵng - Sài Gòn: Thay máy, vận dụng máy có V = 80km/h thì yêu cầu hãm Ac chỉ cần 44 tấn. Nếu hãm hiện có của đoàn tàu ≥ 46 tấn/100 tấn tàu nhưng nhỏ hơn 48 tấn/100 tấn tàu, đoàn tàu vẫn hoàn toàn đủ hãm để chạy theo tốc độ quy định.

 Nếu tính Ac suốt Hà Nội - Sài Gòn trị số là Ac = 48 tấn/100 tấn tàu. Trường hợp hãm hiện có của đoàn tàu ≥ 46 tấn/100 tấn tàu nhưng nhỏ hơn 48 tấn/100 tấn tàu, phải kết luận đoàn tàu không đủ lực hãm để chạy theo tốc độ quy định, phải hạ tốc độ chạy tương ứng để đủ hãm đảm bảo an toàn, nhưng điểm hạ tốc độ lại nằm tận phía trong, sau ga Đà Nẵng. Đến Đà Nẵng thay máy, vận dụng máy có tốc độ thấp (80km/h), đoàn tàu chỉ được chạy theo tốc độ tối đa của đầu máy, yêu cầu hãm chỉ cần 44 tấn. Đoàn tàu vẫn đủ hãm để chạy theo tốc độ quy định là tốc độ của đầu máy, hoàn toàn không cần hạ tốc độ điểm nào. Như vậy, tại ga Hà Nội, nếu tính yêu cầu hãm suốt Hà Nội - Sài Gòn rồi kết luận là đoàn tàu thiếu hãm để chạy theo tốc độ quy định là sai và không điều hành, tổ chức sản xuất được vì thực tế đoàn tàu không thiếu hãm khi chạy qua bất cứ điểm nào và đoàn tàu không phải hạ tốc độ.

Hơn nữa, đoàn tàu khách khi thay đầu máy, ALGH hiện có của đầu máy thay đổi dẫn đến ALGH hiện có của cả đoàn tàu cũng thay đổi. Trọng lượng đầu máy thay đổi là một yếu tố làm cho ALGH cần thiết của cả đoàn tàu cũng thay đổi. Lúc này, việc so sánh 2 trị số ALGH cần thiết và ALGH hiện có của đoàn tàu để xác định thiếu hãm hay đủ hãm sẽ cho một kết quả khác với kết quả tính tại ga xuất phát.

 Như vậy, phải tính hãm cần thiết theo từng khu đoạn kéo mới cho kết quả chính xác, đồng thời để đoàn tàu chạy được với tốc độ tối đa cho phép, khai thác tối đa năng lực của cầu đường hiện nay và việc tổ chức chạy tàu được thuận lợi.

 

4. KẾT LUẬN         

Có thể khẳng định rằng, phương pháp xác định ALGH cần thiết/100 tấn tàu theo từng khu đoạn kéo là phương pháp duy nhất cho kết quả chính xác. Từ phương pháp này ta xác định được tốc độ cho phép tàu chạy trong khu đoạn kéo khi ALGH hiện có của đoàn tàu nhỏ hơn ALGH cần thiết của đoàn tàu đó, để đảm bảo cho đoàn tàu chạy được an toàn. Đồng thời khai thác tối đa năng lực của cầu đường hiện nay và làm cho việc tổ chức chạy tàu được thuận lợi.

 

5. PHẦN MỞ RỘNG

- Tương tự như tàu khách, đoàn tàu hàng càng cần thiết phải xác định Ac theo từng khu đoạn kéo của đầu máy (vì tàu hàng còn thường xuyên cắt nối xe dọc đường).

- Tại phần 1, mục 1.3 trên đây đã đề cập đến Công điện số 224/CĐ-ĐS ngày 8/4/2016 của Tổng công ty ĐSVN về việc hạn chế tốc độ chạy tàu đối với các đoàn tàu khách tuyến Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh để đảm bảo đủ lực hãm cần thiết, trong đó hạn chế tốc độ 17 điểm so với tốc độ cho phép của cầu đường quy định trong Công lệnh tốc độ số 1- CĐ-2016. Như vậy, đến thời điểm này, ngành Đường sắt Việt Nam cần quan tâm đến việc đầu tư đồng bộ giữa nâng cao tốc độ cầu đường và năng lực hãm của đầu máy, toa xe, hạn chế nâng cao tốc độ đối với những điểm có độ dốc cao để lực hãm của đoàn tàu đảm bảo đáp ứng yêu cầu hãm theo tốc độ cầu đường.

Tài liệu tham khảo

 [1]. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khai thác đường sắt - QCVN 08:2015/BGTVT.

 [2]. Công lệnh tốc độ số 1- CĐ-2016 của Tổng công ty ĐSVN, Công điện số 244/CĐ- ĐS ngày 8/4/2016 của Tổng công ty ĐSVN về việc hạn chế tốc độ chạy tàu đối với các đoàn tàu khách tuyến Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh để đảm bảo đủ lực hãm cần thiết.

[3]. Quyết định số 232/QĐ-ĐS ngày 14/3/2008 về việc ban hành độ dốc hạn chế trên các tuyến đường sắt Việt Nam của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

[4]. BĐCT khách tuyến Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh số 2125/BĐCT-ĐS ngày 18/7/2014 của Tổng công ty  ĐSVN, BĐCT khách khu đoạn của Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội.

Ý kiến của bạn

Bình luận