Phương pháp xác định giá cước VT hành khách cho các hãng vận tải hàng không

23/03/2015 11:32

Trong những năm qua, cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế, hàng không Việt Nam có bước hội nhập trên các mặt, các hãng hàng không của Việt Nam, với Vietnam Airlines là chủ lực đã có những bước phát triển nhanh chóng.


Với điều kiện trong những năm tới khi các hiệp định và hiệp ước được thực thi, việc cạnh tranh của các hãng hàng không trong thị trường nội địa và quốc tế ngày càng gay gắt hơn.

Do vậy, mỗi một doanh nghiệp cần phải thực hiện các chính sách giá cước một cách linh hoạt và mang hiệu quả. Chính vì vậy, nội dung của bài báo tập trung vào việc xác định giá cước vận chuyển hành khách bằng đường hàng không cho các hãng hàng không ở Việt Nam, để làm căn cứ đưa ra các chính sách giá cước một cách phù hợp.

ThS. NCS. NGUYỄN MẠNH HÙNG

Tổng công ty Hàng không Việt Nam

Người phản biện: TS. Nguyễn Thị Phương

                                 PGS. TS. Nguyễn Đăng Quang

Từ khóa: Giá cước, chính sách giá cước, vận tải hành khách, hãng hàng không.

Abstract: In recent years, along with the international economic integration, air transportation has fully integrated. The airlines of Vietnam with Vietnam Airlines playing a key role has seen rapid growth. With conditions in the coming years when free trade agreements and treaties will be implemented, the competitiveness of the air transportation in the domestic and international markets will be more acute. Therefore, every business needs to implement its flexible and effective fare policy. This article attempts to identify fare of air transportation for airlines in Vietnam, serving as a basis for making fare policy accordingly.

Keywords: Fare, pricing policy, customer transport, airlines.

1. Giới thiệu chung

Khi các hãng hàng không tham gia vào các thị trường nội địa hoặc quốc tế đều phải đưa ra cho mình một chính sách giá cước hợp lý, nhằm đảm bảo tốt nhất hiệu quả khai thác cũng như đáp ứng nhu cầu đi lại. Do vậy, khi xây dựng giá cước cũng như đề xuất chính sách giá cước cần phải phù hợp với thực trạng thị trường, các mức giá và điều kiện áp dụng của giá đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường so với các hãng khác cùng cung ứng dịch vụ. Mức giá và điệu kiện áp dụng của giá còn phải có tính hiệu quả trong việc phân phối và khả năng chấp nhận của thị trường, khách hàng.

Bên cạnh đó đối với các hãng hàng không của Việt Nam khi xây dựng xác định giá cước cần tuân thủ các quy định của Nhà nước và thông lệ quốc tế. Khi đưa ra chính sách giá như các hành trình nội địa phải có mức giá không vượt mức giá trần do Nhà nước quy định và chỉ được công bố ban hành khi đáp ứng các quy định kiểm duyệt và ban hành của Nhà nước. Các hành trình đi quốc tế, bên cạnh phải đáp ứng quy định chung theo các quy định của các Tổ chức thương mại quốc tế mà Việt Nam tham dự, chính sách giá cước còn phù hợp với luật định của các quốc gia có hành trình khách đi/đến.

Đối với các doanh nghiệp vận tải hàng không có hợp tác thương mại với các doanh nghiệp vận tải khác, hệ thống giá phải có cấu trúc tuân thủ quy định của Hiệp hội các hãng hàng không quốc tế (IATA) hoặc các chuẩn mực được quy định trong hợp đồng thương mại nhằm để thanh toán lẫn nhau và mục tiêu quản lý hiệu quả. Việc xác định giá cước còn phải phù hợp và phụ thuộc vào chất lượng của sản phẩm dịch vụ do các hãng cung ứng, tương ứng với mục tiêu của hãng trong từng loại thị trường mà hãng hàng không đang tham gia. Tóm lại, khi xây dựng giá cước vận tải hành khách bằng hàng không cần đáp ứng các yêu cầu về thị trường, chất lượng sản phẩm, mục tiêu kinh doanh của hãng trong từng thị trường và đáp ứng tốt nhất thị trường mục tiêu của hãng.

2. Xây dựng chính sách giá cước vận chuyển hành khách bằng đường hàng không tại Việt Nam

Hệ thống giá cước vận tải vận hành khách bằng đường hàng không ở Việt Nam về cơ bản tương tự như các doanh nghiệp đang triển khai và phù hợp với thông lệ quốc tế. Hệ thống giá cước bao gồm các nội dung chính:

- Hành trình;

- Mã giá;

- Hạng đặt chỗ;

- Mức giá;

- Phụ thu nhiên liệu;

- Giá dịch vụ gia tăng;

- Điều kiện áp dụng.

2.1. Mô hình tổng quát xác định mức giá cước

2.1.1. Mô hình tổng quát xác định giá cước vận tải hành khách trong thị trường ổn định

Mô hình tổng quát xây dựng chính sách giá cước vận chuyển hành khách bằng đường hàng không trong thị trường ổn định như sau:

FARErx ≥ Pax_Crx * (1+ Profitrx)

Trong đó:

FARErx - Giá cước trung bình vận chuyển hành khách chưa bao gồm các loại thuế và phụ thu của đường bay r, máy bay x;

Pax_Crx - Giá thành một khách của đường bay r, máy bay x. Chí phí ở thị trường ổn định được tính đầy đủ, bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp;

Profitrx – Tỷ lệ % lợi nhuận của đường bay r, máy bay x.

Profitrx thông thường được áp dụng chung cho toàn mạng bay với 1 mức chung và được xác định như sau:

ct1

Trong đó:

Profit – Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp;

∑Ci  – Tổng chi phí sản xuất kinh doanh vận tải hàng không của doanh nghiệp.

2.1.2. Mô hình tổng quát xác định giá cước vận tải hành khách trong thị trường phát triển

Mô hình tổng quát xây dựng chính sách giá cước vận chuyển hành khách bằng đường hàng không trong thị trường phát triển như sau:

FARErx ≥ Pax_CTTrx  * (1+ Profitrx)

Trong đó:

FARErx - Giá cước trung bình vận chuyển hành khách chưa bao gồm các loại thuế và phụ thu của đường bay r, máy bay x;

Pax_CTTrx - Giá thành chi phí trực tiếp một khách của đường bay r, máy bay x;

Profitrx – Tỷ lệ % lợi nhuận của đường bay r, máy bay x.

Phương pháp xây dựng chính sách giá cước vận chuyển hành khách bằng đường hàng không chỉ tính giá thành bằng các chi phí trực tiếp cũng được ứng dụng để xây dựng giá cước vận chuyển hành khách đối với các chuyến bay khai thác tăng thêm không phát sinh chi phí gián tiếp.

2.1.3. Mô hình tổng quát xác định giá cước vận tải hành khách trong thị trường mới

Mô hình tổng quát xây dựng chính sách giá cước vận chuyển hành khách bằng đường hàng không trong thị trường ổn định như sau:

FARErx  ≥Pax_CTTrx  * (1+ Profitrx) – DISrx

Trong đó:

FARErx - Giá cước trung bình vận chuyển hành khách chưa bao gồm các loại thuế và phụ thu của đường bay r, máy bay x;

Pax_CTTrx  - Giá thành chi phí trực tiếp một khách của đường bay r, máy bay x. Chí phí ở thị trường mới chỉ tính chi phí trực tiếp;

Profitrx  – % lợi nhuận của đường bay r, máy bay x;

DISrx – Mức hỗ trợ 1 khách đường bay r, máy bay x. Mức hỗ trợ có thể được trích ra từ quỹ hộ trợ của địa phương/tổ chức kinh tế có sân bay đi/đến hoặc từ quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp.

2.1.4. Mô hình tổng quát xác định giá thuê  chuyến vận tải hành khách

Mô hình tổng quát xây dựng chính sách giá thuê chuyến vận chuyển hành khách bằng đường hàng không như sau:

Charterrx  ≥ Crx  * (1+ Profitrx)

Trong đó:

Charterrx - Giá thuê chuyến vận chuyển hành khách chưa bao gồm các loại thuế và phụ thu của đường bay r, máy bay x;

Crx - Giá thành một chuyến bay đường bay r, máy bay x;

Profitrx – Tỷ lệ % lợi nhuận của đường bay r, máy bay x.

2.2. Xây dựng các mức giá cước vận chuyển hành khách bằng đường hàng không

Trên một chuyến bay sẽ có nhiều hành khách mua vé với các mức giá khác nhau. Việc xác định bao nhiêu mức giá trên một chuyến bay là do thị trường, yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp quyết định nhằm mục tiêu tối đa hoá doanh thu chuyến bay.

Quy trình xác định các mức giá cước bao gồm các bước sau:

- Bước 1: Xác định mức giá trần và giá sàn trên cơ sở các mức giá phổ biến, kết hợp với phân tích đánh giá sản phẩm cung ứng, mục tiêu kinh doanh của từng thị trường. Mức giá này phải phù hợp với quy định của Bộ GTVT về các mức giá trần và giá sàn (nếu có).

ct2

Sơ đồ quy trình xây các mức giá cước hành khách vận tải hàng không

- Bước 2: Xác định hệ thống giá, bao gồm bao nhiêu mức giá được phép bán trên chuyến bay xác định bởi hành trình bay và loại máy bay. Số lượng mức giá do phân khúc khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp dự kiến kinh doanh. Tuy nhiên, số mức giá tối đa không vượt quá quy định của IATA về số lượng hạng đặt giữ chỗ trên 1 chuyến bay. Mỗi mức giá trên một chuyến bay được xác định như sau:

ct3

Trong đó:

FAREnrx – Mức giá hạng n trên đường bay r, máy bay x;

FAREmin rx – Mức giá sàn trên đường bay r, máy bay x;

FAREmax rx – Mức giá trần trên đường bay r, máy bay x;

nrx – Số lượng mức giá trên đường bay r, máy bay x.

- Bước 3: Xác định mức giá cước bình quân trên cơ sở bình quân số khách bán được theo mức giá tương ứng.

ct4

Trong đó:

Paxnrx – Số khách bán được theo mức giá n đường bay r, máy bay x;

∑Paxnrx – Tổng số khách chuyến bay đường bay r, máy bay x.

- Bước 4: Đánh giá và ban hành. Nếu việc so sánh này đáp ứng được mô hình tổng quát trên sẽ được ban hành. Trong trường hợp ngược lại, doanh nghiệp cần xem xét lại hệ thống giá.

2.3. Phương pháp xác định phụ thu nhiên liệu

Chi phí nhiên liệu là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí khai thác vận chuyển hàng không (chiếm 35 – 40%). Vì vậy, phụ thu nhiên liệu hoặc điều chỉnh tăng giảm giá do giá nhiên liệu thay đổi đã được các doanh nghiệp vận tải hàng không áp dụng từ những năm khủng hoảng giá dầu thô năm 2008 cho đến nay. Giá thành và chính sách giá cước kèm theo mức phụ thu nhiên liệu được xây dựng theo năm kế hoạch với mức giá nhiên liệu kế hoạch. Trong quá trình kinh doanh, giá nhiên liệu thay đổi và doanh nghiệp cũng chủ động điều chỉnh mức phụ thu thích ứng với sự cạnh tranh và yêu cầu của nhà chức trách.

Chi phí nhiên liệu kế hoạch được xác định như sau:

CNL0nl rx = BHrx * Srx* P0rx

Trong đó:

CNL0nl rx - Chi phí nhiên liệu kế hoạch của đường bay r, máy bay x;

BHrx - Số lượng giờ bay các chuyến bay của đường bay r, máy bay x;

Srx - Định mức tiêu thụ nhiên liệu 1 giờ bay của đường bay r, máy bay x;

P0rx – Đơn giá chi phí 1 tấn nhiên liệu kế hoạch của đường bay r, máy bay x.

Chi phí nhiên liệu thực hiện được xác định như sau:

CNL1nl rx = BHrx * Srx* P1rx

Trong đó:

CNL1nl rx - Chi phí nhiên liệu kế hoạch của đường bay r, máy bay x;

BHrx - Số lượng giờ bay các chuyến bay của đường bay r, máy bay x;

Srx - Định mức tiêu thụ nhiên liệu 1 giờ bay của đường bay r, máy bay x;

P1rx – Đơn giá chi phí 1 tấn nhiên liệu thực hiện của đường bay r, máy bay x.

Mức điều chỉnh phụ thu hoặc giảm giá cước vận chuyển tối đa được xác định như sau:

ct5

Trong đó:

∆YQrx - Mức điều chỉnh tăng/giảm phụ thu nhiên liệu của đường bay r, máy bay x do giá nhiên liệu tăng/giảm so với kế hoạch;

Paxrx – Số khách chuyến bay của đường bay r, máy bay x.

3. Kết luận

Việc xây dựng, ban hành và duy trì các chính sách giá cước linh hoạt  dựa trên các nguyên tắc và phương pháp trên đây sẽ giúp cho doanh nghiệp vận tải hàng không chủ động trong việc khai thác từng loại thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh và đạt hiệu quả trong kinh doanh.

 

Tài liệu tham khảo

[1]. Công ty Cổ phần Hàng không JetStar Pacific (2015), Các loại giá vé, http://www.jetstar.com/vn/vi/planning-and-booking/fares/fare-types.

[2]. Công ty Cổ phần Hàng không VietJet Air (2015), Các loại giá vé, http://www.vietjetair.com.

[3]. Quốc hội Việt Nam, Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006 và sửa đổi Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2014.

[4]. Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (2015), Các loại vé, http://www.vietnamairlines.com/vi/mua-ve-truc-tuyen/cac-loai-gia-ve.

[5]. Thông tư liên tịch số 103/2008/TTLT-BTC-BGTVT ngày 12/11/2008 của Bộ Tài chính và Bộ GTVT.

[6]. Andrew E. Boyd (2007), The Future of Pricing, Palgrave Macmillan.

[7]. John G. Wensveen (2007), Air Transportation, Ashgate.

[8]. Stephen Holloway (2008), Straight and Level, Ashgate.

[9]. Stephen Shaw (2007), Airline Marketing And Management, Ashgate.

[10]. Thomas T. Nagle, Reed K. Holden (2011), The Strategy and Tactics Of Pricing, Prentice Hall.

Ý kiến của bạn

Bình luận