Porsche sử dụng nền tảng kỹ thuật số, để tạo ra những nguyên mẫu ảo. |
Trước đó vào ngày 18/10/2018 ban lãnh đạo Porsche AG đã phê duyệt việc kế hoạch phát triển và sản xuất thương mại mẫu xe điện thứ hai của hãng là “Mission E Cross Turismo”, sau Taycan.
Điểm đặc biệt ở mẫu xe này là các kỹ sư của Porsche đang sử dụng các phương pháp kỹ thuật số tiên tiến nhất, để thử nghiệm kiểm tra, đánh giá các thành phần kết hợp với các hệ thống khác, thông qua nguyên mẫu ảo ngay cả trước khi bất kỳ nguyên mẫu thực tế nào được xây dựng. Quá trình này, hãng Porsche gọi là Digitalisation, một lĩnh vực phát triển mới về công nghệ trong ngành ô tô thế giới.
Tiến sĩ Robert Meier, Giám đốc dự án xe hoàn chỉnh của Taycan cho biết: “Kỹ thuật số cho chúng ta cơ hội trở nên năng động hơn và thể thao hơn. Cũng như có thể mô phỏng các hệ thống và chức năng riêng lẻ, chúng tôi cũng có thể tinh chỉnh chiếc xe nói chung ở giai đoạn sớm hơn và chính xác hơn. Một điều vẫn rất rõ ràng, ở mỗi chiếc Porsche đều chứa linh hồn của một chiếc xe thể thao, ngay cả khi nó sử dụng động cơ điện và được phát triển kỹ thuật số. ”
Nguyên lý quá trình này có thể hiểu đơn giản, các thành phần ảo hoạt động và phản hồi giống như các thành phần thực tế và cung cấp kết quả chính xác cần thiết. Porsche cũng tận dụng các mô phỏng phần cứng trong vòng lặp, cho phép các bộ phận xe ảo được thử nghiệm song song với các bộ phận thực tế, hiệu suất của thành phần thực. Sử dụng các nguyên mẫu kỹ thuật số để xác minh hiệu suất có nghĩa là có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí so với việc sử dụng nguyên mẫu thực tế.
Hiện nay, các máy tính được sử dụng có thể thiết kế thân xe mới, hệ dẫn động, khung gầm và thiết bị điện tử và mô phỏng hoạt động của chúng. Những nguyên mẫu kỹ thuật số này được sử dụng để xác minh hầu hết các tính chất của chiếc xe nói chung.
Điều này đã cho phép các kỹ sư thiết kế sử dụng một bộ mô phỏng để lái một chiếc Taycan quanh đường đua Nordschleife tại Nürburgring, trước khi có một nguyên mẫu thực tế. Kết quả là, họ đã có thể kiểm tra và đánh giá hiệu suất theo dõi mà không cần một chiếc xe thực tế. Trong quá trình này, họ tập trung đặc biệt vào việc quản lý năng lượng điện của xe. Như vậy, việc áp dụng kỹ thuật số vào quá trình phát triển cho Taycan Cross Turismo mới sẽ nhanh hơn và hiệu quả hơn, cũng như làm tăng chất lượng của sản phẩm cuối cùng.
Bên cạnh việc áp dụng kỹ thuật số vào quá trình phát triển, thử nghiệm xe, Porsche thể hiện tầm nhìn xa hơn khi dựa trên kỹ thuật số có thể cho phép khách hàng “đặt hàng” hoặc hiệu chỉnh các chức năng nhất định nào đó, sau khi họ có được chiếc xe của họ. Do đó, khách hàng có thể làm cho chiếc Porsche của mình độc đáo hơn bao giờ hết.
Ngoài ra, người mua xe cũ cũng được hưởng lợi vì họ có thể trang bị thêm các chức năng mà người mua ban đầu không quan tâm. Hơn nữa, các yếu tố như hệ thống định vị và thông tin giải trí có thể được cập nhật qua “dữ liệu đám mây” mà không cần đến dealer, hay workshop của hãng.
Hiện tại, Porsche cũng công bố kế hoạch đầu tư và ngân sách cụ thể với hơn 6 tỷ euro vào lĩnh vực xe điện vào năm 2022. Điều này có nghĩa là công ty đã tăng hơn gấp đôi chi phí dự kiến trước đó (khoảng 3 tỷ euro) cho mảng này. Trong số 3 tỷ euro, khoảng 500 triệu euro sẽ được sử dụng để phát triển các mô hình và phiên bản trong phạm vi dòng Taycan. Porsche sẽ đầu tư 1 tỉ euro vào các phiên bản điện và xe hybird trên dòng xe hiện có và khoảng 700 triệu euro trong các công nghệ mới, cơ sở hạ tầng và khả năng kết nối di động thông minh. Porsche cũng cho tiết lộ sẽ đầu tư hàng trăm triệu vào việc mở rộng các trang web của mình.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.