Úc – cấm mặc quần màu hồng sau 12 giờ trưa ngày chủ nhật
Sau 12 giờ trưa ngày chủ nhật, những chiếc quần màu hồng sẽ bị cấm xuất hiện ở những nơi công cộng của Úc. Chắc chắn quy định này khiến nhiều du khách vốn là tín đồ màu hồng hay ưa thích sự màu mè phải tròn mắt ngạc nhiên hỏi: Tại sao?
Thêm một quy định đáng chú ý khác đó là: chỉ có thợ điện được cấp phép mới được phép thay đổi bóng đèn. Nếu không bạn sẽ bị phạt tiền!
Anh – cấm hôn nhau ở các ga tàu
Tưởng chừng các quốc gia Châu Âu đều khá cởi mở với việc ôm hôn ở nơi công cộng, nhưng tại các ga tàu của Anh bạn có thể nhìn thấy những tấm biển “cấm hôn” ở khắp mọi nơi. Quy định này được đưa ra do Chính phủ lo ngại rằng việc ôm hôn kéo dài có thể gây ra sự chậm trễ với những người đi làm.
Không được làm sạch thảm trên đường phố. Cảnh báo: nếu muốn làm điều này bạn phải thật nhanh tay và nên hoàn thành mọi thứ trước lúc 8 giờ sáng.
Cấm xe ngựa chạy vào thành phố từ 7giờ sáng đến 10 giờ tối, trừ khi có sự cho phép của cảnh sát.
Ý – cấm hôn nhau trong xe hơi
Từ năm 2008, nuôi chim bồ câu tại Quảng trường St. Mark ở Venice là bất hợp pháp vì chúng phá hủy các di tích lịch sử và tòa nhà. Ngoài ra, các loài chim được biết là mang theo nhiều loại bệnh nguy hiểm khác nhau.
Trong khi đó tại thị trấn Eraclea, gần Venice, bạn không được phép xây dựng cồn cát trên bãi biển vì lo ngại nhiều người sẽ "không thể" đi dạo dọc theo bờ biển.
Ở Eboli, các cặp đôi cũng bị cấm hôn nhau trong xe hơi.
Trên đảo Capri, mặc những trang phục sột soạt, gây tiếng ồn hay đi giày bằng gỗ phát ra âm thanh lộc cộc sẽ bị cấm.
Singapore – cấm kẹo cao su
Tại Singapore việc nhai kẹo cao su và nhả bã bừa bãi có thể bị phạt nặng. Từ năm 1992, đất nước này đã duy trì lệnh cấm bán hay nhai kẹo cao su “bất cứ người nào bị phát hiện mang lậu kẹo cao su vào Singapore sẽ bị phạt tới 100.000 đô-la Singapore ngay trong lần vi phạm đầu tiên và có thể phải ngồi tù tới 2 năm”. Quy định này đã nhanh chóng có hiệu lực ngay lập tức và các đường phố, nơi công cộng tại Singapore nhanh chóng “sạch bóng” bã kẹo cao su.
Tới 2004 luật Singapore đã sửa đổi để các loại kẹo cao su không đường được bày bán nhưng người dân nước này vẫn khá thờ ơ với món kẹo này. Tuy nhiên, nếu vứt bã kẹo ở nơi công cộng bạn vẫn sẽ bị phạt nặng.
Ngoài ra, hành vi hỉ mũi, khạc nhổ bừa bãi tại nơi công cộng cũng bị phạt nặng không kém tại Singgapore.
Canada
Theo luật của Canada, 35% nội dung phát sóng phải có nguồn gốc Canada trong suốt khung giờ vàng từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối, các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu.
Nhật Bản – quy định về vòng eo
Từ năm 2008, Nhật Bản đã quyết định thực hiện quy tắc đo kích cỡ vòng eo hàng năm trong số những người ở độ tuổi 40-74. Kích cỡ vòng eo không quá 86 cm đối với nam giới và 90 cm đối với phụ nữ.
Đó là cách Nhật Bản chống lại bệnh béo phì và các bệnh liên quan. Từ năm 2015, những người “không tuân thủ các quy tắc” này đã bị phạt tiền.
Ấn Độ - đồ ăn nhanh đắt đỏ
Để phòng tránh việc béo phì, bang Kerala của Ấn Độ đã đề ra luật tính thuế tới 14,5% đối với các sản phẩm bánh mì kẹp thịt, bánh pizza, bánh rán và các món ăn giàu chất béo khác được phục vụ trong nhà hàng.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.