Khóa tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng theo chương trình tiên tiến của ĐH Y Hà Nội. Ảnh: HMU |
Đưa ra thông tin trên, Bộ trưởng Bộ GD – ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết chủ trương của các đề án là tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhưng chọn trọng tâm, trọng điểm ngành và trường.
Đối với ngành, sẽ quy hoạch các ngành theo hướng bám sát thị trường lao động, bám sát xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Đồng thời gắn đào tạo với đổi mới mô hình tăng trưởng đi theo chiều sâu.
Cụ thể, với một số nhóm ngành như Toán học, Khoa học xã hội rất khó tuyển sinh, nhưng lại rất cần cho phát triển kinh tế xã hội, nên sẽ phải chú trọng. Bên cạnh đó, cũng cần ưu tiên những nhóm ngành về công nghệ, kỹ thuật, khoa học sức khỏe, nông nghiệp, công nghiệp.
Khóa tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng theo chương trình tiên tiến của ĐH Y Hà Nội. Ảnh: HMUTheo chỉ đạo của Bộ trưởng, để xây dựng Đề án Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ tái cơ cấu nền kinh tế, cần thực hiện theo 3 bước.
Bước thứ nhất, các trường phải rà soát lại các chương trình đào tạo trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường nguồn nhân lực tầm nhìn 5- 10 năm sau. Bám sát chủ trương của Chính phủ, chính sách của địa phương, từ đó, rà soát lại ngành nghề đào tạo của mình. Trên cơ sở rà soát, sẽ phân làm 3 loại: Loại 1 theo hướng “rất đúng rất trúng”, loại 2 tỷ lệ trúng 50-50, loại 3 thấy không cần thiết, không phù hợp nên bỏ đi. Số lượng cơ cấu ngành cần phù hợp với cơ cấu, nhu cầu của nền kinh tế- xã hội. Quy hoạch cơ cấu ngành đào tạo có thể chỉ cần tầm nhìn 10 năm. Khi có bản đồ về số lượng, sẽ tính tới xây dựng bản đồ về chất lượng, xem trong số những ngành cần thiết đó, những ngành nào cần trọng tâm chú trọng.
Bước thứ hai, phải xác định phát triển nhà trường, năng lực đào tạo. Nhà trường phải tự chọn chương trình nào mà trường thấy là quan trọng nhất để tham gia đề án; không đề xuất dài trải, "dàn hàng ngang".
Cuối cùng, với Đề án mới, Bộ sẽ không trực tiếp làm như chương trình tiên tiến nhưng sẽ đứng ra hỗ trợ định hướng. Đề án sẽ thiết kế theo hướng mở, có chính sách rõ ràng, hỗ trợ bằng tiền, nhân lực. Chủ trương là sẽ hỗ trợ theo đầu người học, không hỗ trợ "một cục" theo mục tiêu như trước, giữa các trường phải có sự cạnh tranh.
Dự kiến ngày 31/3/2017, Bộ phải trình Chính phủ Đề án Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ tái cơ cấu nền kinh tế. Trước hết, sẽ xây dựng một khung Đề án, liệt kê rõ ràng từng phụ lục và theo hướng mở. Đề án sẽ không tiếp cận theo hướng tính chi tiết định mức đầu tư, mà thiết kế một khung, các nhóm mục tiêu, các hướng định làm.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.