Theo bà Phan Thị Thu Hiền, Phó cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN), để tiếp tục thực hiện Đề án đảm bảo trật tự hành lang ATGT và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt theo Quyết định số 358/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Cục ĐBVN yêu cầu: Về hệ thống báo hiệu gồm vạch sơn, biển báo hiệu trên quốc lộ tại khu vực giao cắt còn tồn tại các Khu QLĐB, các Sở GTVT và các Nhà đầu tư BOT chủ động dùng kinh phí bảo dưỡng thường xuyên năm 2023 để bổ sung vạch sơn, biển báo theo quy định và báo cáo kết quả thực hiện về Cục ĐBVN trước 31/10/2023.
Về các điểm giao cắt chưa kết nối tín hiệu các Khu QLĐB, Các Sở GTVT và các Nhà đầu tư BOT chủ động làm việc với cơ quan quản lý đường sắt có thẩm quyền để xác định và thống nhất sự cần thiết của việc kết nối và xác định kinh phí và trách nhiệm thực hiện việc kết nối nếu cần thiết, lập biên bản thống nhất và gửi báo cáo về Cục ĐBVN trước 31/10/2023.
Theo số liệu thống kê của Cục ĐBVN, hiện có 72 vị trí quốc lộ giao cắt trực tiếp với đường sắt và đã thực hiện kết nối tín hiệu tại 30 vị trí giao cắt trong đó chưa kết nối tín hiệu tại 33 vị trí giao cắt; có 09 vị trí không thuộc trường hợp cần kết nối tín hiệu do là đoạn đường bộ đi chung với đường sắt (thuộc địa bàn quản lý của Sở GTVT Quảng Bình); 674 vị trí quốc lộ song song với đường sắt và giao cắt với đường ngang và đã thực hiện kết nối tín hiệu tại 108 điểm, chưa kết nối tín hiệu tại 566 điểm.
Đối với hệ thống biển báo trong số 72 vị trí quốc lộ giao cắt trực tiếp với đường sắt đã được báo cáo, có 64 vị trí giao cắt bố trí đầy đủ các biển báo; 8 vị trí chưa bố trí đầy đủ biển báo. Đối với hệ thống vạch sơn kẻ đường: trong số 72 vị trí quốc lộ giao cắt trực tiếp với đường sắt đã được báo cáo, có 57 vị trí giao cắt bố trí đầy đủ vạch sơn kẻ đường; 15 vị trí chưa bố trí đầy đủ vạch sơn kẻ đường...
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.