Cử chỉ, hành động của robot vẫn còn đang rất “máy móc”, mặc dù các biểu hiện gương mặt giống người |
Thời đại của robot đang đến rất gần. Những chiếc máy tự động đang ngày càng ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người, không chỉ dừng lại tại các nhiệm vụ đơn giản mà còn thực hiện được những công việc phức tạp. Điển hình là các robot hải cẩu được sử dụng trong các cuộc điều trị cho bệnh nhân tâm thần tại Nhật Bản nhờ khả năng trở nên ấm áp và tình cảm trong giao tiếp với người bệnh.
Điều khiển ô tô, thực hiện các nhiệm vụ được giao, thậm chí là viết một đoạn văn được yêu cầu một cách mạch lạc, tất cả những khả năng trên đều đã trở thành hiện thực và vẫn đang tiếp tục phát triển, hoàn thiện rất nhanh chóng. Ngày càng có nhiều robot có khả năng hoạt động một cách chính xác hơn, hiệu quả hơn, và nhất là giống con người hơn được giới thiệu và thay đổi cuộc sống, công việc của chúng ta. Các ô tô tự hành đã đi được hàng ngàn kilomet và các máy bay không người lái (drone) đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ hơn, hoàn toàn tự động, không cần sự điều khiển từ bên ngoài. Cơ bản, sự phát triển của khoa học máy tính, công nghệ thông tin, các mạng lưới thông tin như Wi-Fi, Bluetooth, cùng các cảm biến (sensor), camera mini và hệ thống định vị cũng như laser dẫn đến hàng loạt các cải tiến và đổi mới trong lĩnh vực robot, tự động hóa.
Không hẳn tuyệt vời khi robot và con người ngày càng giống nhau
Lĩnh vực robot, tự động hóa vẫn đang phải đối mặt với một vấn đề: sự tương tác giữa người và robot. Hàng ngày, con người đang tiếp xúc với robot thường xuyên hơn, do đó, các nhà tâm lý học đang thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu và sự tương tác này. Một nhà tâm lý học tại Áo cho biết, các công ty đang cố gắng phát triển các robot giống người hết sức có thể. Nhưng theo thực tế, việc robot và con người ngày càng giống nhau có thể tác dụng ngược, hoặc thậm chí gây tâm lý sợ hãi ở con người.
Nguyên nhân chính là cử chỉ, hành động của robot vẫn còn đang rất “máy móc”, mặc dù các biểu hiện gương mặt giống người. Vì lý do đó, một số robot không được thiết kế gương mặt người, điển hình là robot nổi tiếng của hãng Honda – Asimo.
Các vấn đề về quyền kiểm soát
Một khía cạnh khác mà các nàh tâm lý học đang nghiên cứu là nỗi sợ mất quyền kiểm soát. Thật ra thì, ai đang điều khiển ai? Câu hỏi này đã được nêu ra nhiều lần trong thời gian bùng nổ của điện thoại di động thông minh (smartphone), và lại được một lần nữa nhắc đến trong thời đại của robot và tự động hóa.
Một vấn đề khác liên quan đến trách nhiệm. Nếu robot của bạn làm vỡ cửa kính hàng xóm, hoặc một ô tô tự hành gây tai nạn, thì ai là người chịu trách nhiệm? Thật ra, đã có các luật định rõ ràng về trường hợp ô tô tự hành gây tai nạn. Ô tô tự hành luôn đòi hỏi một người luôn sẵn sàng phản ứng, và phải chịu trách nhiệm về các trường hợp tai nạn mặc dù hệ thống tự lái và GPS gặp trục trặc. Điều này chắc chắn sẽ mở ra một thị trường đầy tiềm năng cho các luật sư trong tương lai.
Nếu ô tô tự hành thật sự hiệu quả hơn con người thì…
Sẽ như thế nào nếu ô tô tự hành an toàn hơn sự điều khiển của con người? Theo thực tế, có 3.340 vụ tai nạn giao thông với hậu quả nghiêm trọng trong năm 2013, chỉ tính riêng tại Đức. Và theo thống kê, tính toán của các nhà sản xuất từ dữ liệu của họ, các hệ thống tự hành có thể ngăn chặn 50% số vụ tai nạn giao thông.
Và liệu trong 10 năm nữa, chúng ta có nên giao toàn bộ công việc lái xe cho ô tô tự hành? Vậy số lượng 800.000 tài xế xe tải ở Đức sẽ trở thành thất nghiệp?
Mặc dù các câu hỏi đều khá đơn giản, nhưng những câu trả lời chắc chắn rất phức tạp. Các chuyên gia đang vẫn tin tưởng rằng có những công việc chỉ có thể được hoàn thành bởi con người. Và trên tất cả, các hệ thống tự động hóa sẽ làm việc hiệu quả hơn, năng suất cao hơn, nhưng các sản phẩm sẽ được bán cho ai khi mọi người đều đã thất nghiệp? Và đó chính là vấn đề mà các chuyên gia cần giải quyết.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.