Tờ “Liên hợp Buổi sáng” Singapore mới đây đăng bài của ông Amitendu Palit, nghiên cứu viên cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu Nam Á Trường Đại học Quốc gia Singapore nhan đề: Robot công nghiệp dần dần trỗi dậy trong ngành chế tạo Trung Quốc.
Bài báo viết, ngành chế tạo Trung Quốc đã trải qua sự chuyển đổi kết cấu to lớn trong năm năm qua. Sự chuyển đổi đó bao gồm sử dụng ngày càng nhiều robot công nghiệp trong một số ngành nghề. Hội Liên hiệp Robot quốc tế công bố số liệu cho thấy, tính đến cuối năm 2014, số lượng robot đa năng được đưa vào sử sụng tại Trung Quốc đã đạt 189 nghìn 358 chiếc.
Cho đến cuối năm 2018, con số này có triển vọng tăng lên tới 614 nghìn 200 chiếc, Trung Quốc sẽ trở thành nước sử dụng robot nhiều nhất trên thế giới.
Xét về toàn cầu, ngành chế tạo ô tô là ngành sử dụng rotbot nhiều nhất, tiếp theo là ngành điện tử, ngành chế tạo kim loại và công nghiệp hóa chất. Hiện nay, Trung Quốc đã có ngành chế tạo ô tô với quy mô lớn nhất thế giới. Năng lực gia công sản xuất sản phẩm điện tử khoa học-công nghệ cao của Trung Quốc cũng đã thúc đẩy sự trỗi dậy của robot.
Trên thực tế, ngành chế tạo ô tô và công nghiệp điện tử thuộc về ngành sản xuất loại hình kỹ thuật. Họ yêu cầu công nhân sản xuất không những nắm vững kỹ thuật lắp ráp và gia công chuyên nghiệp, mà còn phải có năng lực nâng cấp công nghệ. Trước đây, các ngành nghề đó cần phải tốn kém hàng loạt tài nguyên cho thuê công nhân lành nghề và đào tạo kỹ thuật. Nhưng hiện nay, việc đào tạo kỹ năng ngành nghề cũng trở nên đắt đỏ. Ngoài ra, do công nhân không ngừng tìm kiếm cơ hội việc làm có lương cao hơn, doanh nghiệp cũng không thể bảo đảm giữ được những công nhân lành nghề và qua đào tạo. Chính robot đã giải quyết tốt đẹp những vấn đề đó. Song, điều mà mọi người bắt đầu quan tâm là, việc sử dụng một lượng lớn robot sẽ gây tác động tới thị trường lao động và triển vọng của việc làm. Xét đến những ưu điểm của robot có ưu thế hơn so với công nhân, ngày càng nhiều ngành nghề và doanh nghiệp sẽ lấy làm cổ vũ và sử dụng robot ngày càng nhiều hơn.
Thế nhưng, robot rất có thể chỉ hạn chế ở các ngành nghề như: Ngành nghề loại hình kỹ thuật, ngành chế tạo ô tô có yêu cầu đặc biệt về khâu lắp ráp v.v. Các ngành nghề loại hình kỹ thuật khác thì ít sử dụng đến robot. Ví dụ như ngành bào chế thuốc chủ yếu là tận dụng năng lực và tri thức nhận biết nhiều hơn của loài người. Bên cạnh đó, các ngành nghề như ngành dệt may cần nhiều lao động cũng không thể dựa vào robot được, chỉ có các doanh nghiệp với năng lực thiết kế và sản xuất hàng loạt sản phẩm dệt may mới dùng đến robot.. Vì vậy, robot sẽ không gây tác động tới thị trường lao động và việc làm.
Việc ứng dụng quy mô robot công nghiệp tại Trung Quốc đã xuất hiện trong thời kỳ quyết định, tức là thời kỳ chuyển ngành chế tạo Trung Quốc sang ngành sản xuất loại hình kỹ thuật. Điều khó nói là sự chuyển đổi mô hình này liệu có chắc chắn dẫn đến việc sử dụng robot nhiều hơn hay không. Song không còn nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc là một nước đang phát triển và là nền kinh tế mới nổi sử dụng robot rộng rãi nhất. Về mặt này, Trung Quốc sẽ nhanh chóng đuổi kịp các nước phát triển.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.