Sa Pa: Du lịch khởi sắc, nhiều phận đời đổi thay

Tác giả: PV

saosaosaosaosao
Xã hội 27/12/2018 15:27

Du lịch đã không chỉ thay da đổi thịt các vùng quê nghèo mà còn trở thành nguồn sống cho nhiều số phận éo le.


Chảo Láo Sử (1)
Chàng trai Chảo Láo Sử từ một phụ bếp đã trở thành bến chính Bếp Á của nhà hàng Hải Cảng.

Câu chuyện số 1

Cuộc đời của chàng trai người dân tộc Dao Chảo Láo Sử ở xã Thanh Kim (huyện Sa Pa, Lào Cai) nhẽ ra phải sáng lạn, bởi cậu có học hành đàng hoàng. Hết phổ thông, Sử theo học ngành y, với mong muốn có một cái nghề để tự nuôi thân và gia đình. Nhưng học xong, lập gia đình sớm theo tục lệ địa phương, Chảo Láo Sử vẫn không kiếm được việc làm ở Lào Cai. Cuộc sống đã thiếu thốn lại càng chồng chất khó khăn. Chàng trai trẻ nhiều đêm mất ngủ với nỗi lo “làm sao để thoát nghèo”.

Năm 2016, khi biết khu du lịch Sun World Fansipan Legend tuyển người, Sử nộp đơn ngay, chẳng cần biết mình sẽ làm ở vị trí nào. Lúc ấy chỉ mong sao được đi làm để lo cho gia đình, chứ quanh quẩn mãi không có việc làm, không có tiền, em thấy chán nản, bế tắc lắm!”- Chảo Láo Sử kể.

Thế là chàng trai học ngành y được nhận làm phụ bếp trong khu du lịch. Sử mừng lắm, mục tiêu của cậu chỉ là kiếm được tiền, tự nuôi thân và lo được cho gia đình, Sử chẳng mong gì hơn.

Những gian hàng mái lá che nắng che mưa, che cả nh
Những gian hàng mái lá che nắng che mưa, che cả những phận đời long đong

Ngày ngày, cậu vượt 30 cây số đường núi hiểm trở đến nơi làm việc. Nắng, mưa, cả khi băng tuyết trắng xóa Sa Pa, Chảo Láo Sử chưa một lần đi muộn. Công việc chính chỉ là phụ bếp, nhưng Sử thường xuyên ở lại muộn, học hỏi thêm các đàn anh, đàn chị nào tỉa hoa, nào làm bánh… Giờ thì Sử đã là “nghệ nhân tỉa hoa” cừ nhất của khu du lịch, và trở thành bếp chính Bếp Á của nhà hàng Hải Cảng. Vợ của Sử, sau nhiều ngày tháng phải sống xa chồng, giờ cũng đã được nhận vào làm ở Sun World Fansipan Legend. Vợ chồng được đoàn tụ trong căn hộ Sun Home mà khu du lịch xây riêng cho CBNV lưu trú.

Nếu không được nhận vào làm việc ở Fansipan, chắc cuộc đời em đã đi theo hướng khác rồi. Bây giờ, vợ chồng em chỉ mong có sức khỏe để gắn bó với nơi này suốt đời thôi”. Tôi tin Sử nói thật lòng.

Câu chuyện số 2

Số phận của Má A Tông, chàng trai H’ Mông, ở Sa Pa cũng chẳng khác gì Chảo Láo Sử. Gia cảnh nghèo khó, Má A Tông và vợ vất vả với nghề nông quanh năm nhưng thu nhập không đủ lo cho hai đứa con nhỏ, một đứa mắc chứng tự kỷ, thể trạng yếu ớt, một đứa đang tuổi ăn, tuổi học.

Má A Tông  (11)
Anh Má A Tông trở thành nhân viên an ninh cho khu du lịch Sun World Fansipan Legend.

Ấp ủ ước mơ làm hướng dẫn viên du lịch, Má A Tông đã đi vay lãi 7 triệu đồng để đóng học phí, nhưng kiến thức bản thân không đủ để theo lớp, Tông đành bỏ cuộc. Nợ cũ chưa hết, nợ mới lại đến. Để có chỗ trốn nắng mưa cho vợ con, Má A Tông đành đánh liều đi vay tiếp để dựng căn nhà lán áp sát sườn núi. Chẳng mấy chốc nợ nần lên đến 37 triệu đồng – một khoản tiền lớn đối với những gia đình nghèo như Má A Tông. Nghề nghiệp không có, thu nhập bấp bênh, Má A Tông từng nghĩ, chắc cả đời không thể trả được hết nợ.“Nếu không được nhận vào làm ở Fansipan, tôi không biết đời mình sẽ ra sao. Nghĩ lại đã thấy khó khăn rồi!” – Tông chia sẻ.

Má A Tông và gia đình (2)
Anh Má A Tông và gia đình

Từ ngày được nhận vào làm nhân viên an ninh cho khu du lịch Sun World Fansipan Legend, cuộc đời Má A Tông dường như bước sang một chương mới. Cần mẫn làm việc và tích góp, Má A Tông đã có thể chu cấp hàng tháng cho vợ con, tiết kiệm được tiền để trả nợ. Sau 3 năm làm cho khu du lịch, Tông không những hết sạch nợ nần, mà còn được công ty hỗ trợ mua xe máy, xây tặng nhà, cuộc sống gia đình ổn định.

Chẳng những vậy, làm việc ở khu du lịch quy mô, hiện đại bậc nhất Tây Bắc, Má A Tông còn được đào tạo, mở mang kiến thức, thay đổi tác phong, nâng cao tính chuyên nghiệp… Má A Tông kể, nhờ được rèn luyện tính kỷ luật và học hỏi nhiều điều hay lẽ phải trong công việc, giờ đây, anh cũng áp dụng những điều này trong gia đình, khiến cuộc sống gia đình anh đi vào nề nếp, quy củ hơn.

Câu chuyện số 3

Đã hơn 3 năm nay, Trẻo Ông Lở, người Mông (28 tuổi) đã không còn phải long đong đi rừng đi hái thảo quả hay làm đủ nghề để kiếm sống như trước nữa. Trước đây, đi làm tận Hải Dương, xa nhà, lương không đủ nuôi thân, Lở nản lòng bỏ về nhà. Suốt một năm trời sau đó, chàng trai người Mông chỉ biết đi rừng hái thảo quả để kiếm sống. Được gần nhà hơn, song cuộc sống vẫn bấp bênh, thiếu thốn, nay đói mai no.

Nhân viên bảo trì cáp làm việc thâu đêm ở Sun Worl
Nhân viên bảo trì cáp làm việc thâu đêm ở Sun World Fansipan Legend

Từ ngày làm nhân viên bảo dưỡng cáp treo ở Sun World Fansipan Legend, Trẻo Ông Lở như được sống một cuộc đời khác. Thu nhập ổn định, được gần nhà, lại được làm công việc yêu thích, Lở say mê được trèo lên cáp, siết lại từng con ốc, tháo buli cũ hạ xuống và lắp buli mới vào… “Em thấy vui vì biết rằng công việc của mình đang góp phần đảm bảo cho tuyến được chạy tốt, đảm bảo an toàn cho du khách”- Lở nói.

Má A Tông, Cháo Láo Sử hay Trẻo Ông Lở chỉ là số ít những người dân Sa Pa, Lào Cai đã có công ăn việc làm ổn định tại khu du lịch Sun World Fansipan Legend. Theo ông Nguyễn Xuân Chiến, Giám đốc khu du lịch, có tới gần 40% nhân sự làm việc ổn định tại khu du lịch là người dân tộc sinh sống tại địa phương và các khu vực xung quanh, trong đó, người H’Mong, người Dáy, người Thái chiếm đa số. Và họ không chỉ có việc làm mà đến từng bữa ăn cũng được khu du lịch chăm lo đầy đủ, nhà ở Sun Home tiện nghi cơ bản chẳng thiếu gì. Cái được lớn hơn của những người lao động ở đây còn là cơ hội trưởng thành, khi họ được đào tạo để nắm giữ những vị trí quan trọng trong khu du lịch, để chính họ sẽ góp phần đưa du lịch địa phương vươn cao.

Sun World Fansipan Legend (3)
Sun World Fansipan Legend

Du lịch Lào Cai nói chung và Sa Pa nói riêng sẽ còn tiến xa, với nhiều hơn nữa những công trình dự án lớn. Khách sẽ đông hơn nữa, cơ hội đổi đời sẽ rộng mở, với nhiều số phận.

Ý kiến của bạn

Bình luận