Sau 1 năm sửa cầu Thăng Long: Trí tuệ thợ cầu Việt Nam là đây!

Tác giả: PV

saosaosaosaosao
Giao thông 24h 08/01/2022 06:00

Chiều 7/1, Tổng cục Đường bộ VN tổ chức gặp mặt các nhà khoa học, kỹ sư, các nhà quản lý và đại diện một số doanh nghiệp đã tham gia thi công Dự án cải tạo mặt cầu Thăng Long.


 

 

cau thang long
Cầu Thăng Long trong ngày khánh thành sửa chữa cải tạo mặt cầu 

Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long được khởi công ngày 16/8/2020, sau gần 5 tháng thi công, việc sửa chữa mặt cầu Thăng Long đã hoàn thành vượt tiến độ đề ra và đã chính thức được thông vào ngày 7/1/201.

Công trình có sự tham gia của các nhà khoa học, chuyên gia và khoảng 270 kỹ sư, công nhân thường xuyên bám trụ công trường, thi công 3 ca liên tục để kịp hoàn thành dự án theo đúng tiến độ. Dự án hoàn toàn do các chuyên gia Việt Nam thực hiện, từ tìm giải pháp công nghệ đến thử nghiệm, kiểm định, thiết kế, tư vấn giám sát và thi công.

Đến nay sau 1 năm đưa vào sử dụng công trình đã phát huy hiệu quả giảm tải cho cầu Nhật Tân, Chương Dương đặc biệt là mật độ lưu thông qua cầu Thăng Long tăng cao khi kết nối đồng bộ với tuyến đường Vành đai 3.

Bai 1-2
Trong suốt thời gian thi công sửa chữa mặt cầu Thăng Long,  Thứ trưởng Lê Đình Thọ thường xuyên chỉ đạo tại công trường 

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng Lê Đình Thọ nhấn mạnh, qua 1 năm đưa vào sử dụng chúng ta thấy rằng hiệu quả rất tốt, dư luận xã hội đánh giá rất cao khi trí tuệ, công sức, công nghệ ứng dụng vào dự án. Ngoài bản lĩnh đây là truyền thống của con người giao thông “Đi trước mở đường”, trong chiến tranh đã đi tiên phong đến giờ chúng ta lại tiếp tục tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới vào một công trình khó như thế này.

Một lần nữa, thay mặt lãnh đạo Bộ GTVT tôi trân trọng gửi lời cám ơn đến các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý, đội ngũ tư vấn giám sát, thiết kế và thi công công trình. Đây chính là bản lĩnh, trí tuệ của con người giao thông khi làm công trình này, đây là niềm tự hào của chúng ta, những người làm giao thông.

Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần mạnh dạn ứng dụng khoa học công nghệ, đưa công nghệ mới, vật liệu mới vào thi công  để các kết cấu hạ tầng GTVT mang tính bền vững cả kề kiến trúc, bền vững về công trình. Để làm được điều này tôi mong muốn sự tham gia, đóng góp của đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia  vào những dự án, công trình của ngành GTVT, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Ý kiến của bạn

Bình luận