Đẩy mạnh tuyên truyền
Ban An toàn giao thông tỉnh phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội đã tổ chức được 12 lớp nói chuyện các chuyên đề về tuyên truyền đội MBH đạt chuẩn và xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ trên địa bàn toàn tỉnh. Phối hợp với Hiệp hội an toàn đường bộ toàn cầu tại Việt Nam triển khai Dự án “Đi tới trường an toàn – về đến nhà an toàn” tại 2 trường mới – nâng số trường được thụ hưởng dự án lên 5 trường; tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng cưỡng chế vi phạm nồng độ cồn cho lực lượng cảnh sát giao thông của tỉnh; tập huấn cho đội ngũ tuyên truyền viên về tăng cường năng lực tuyên truyền thực hiện phòng chống uống rượu, bia đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ và quy định đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn đối với người đi mô tô, xe gắn máy; tập huấn cán bộ quản lý vận tải về “Quy định của pháp luật trong hoạt động vận tải đường bộ và các biện pháp phòng chống vi phạm nồng độ cồn đối với lái xe chuyên nghiệp”…
Thời gian qua, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hà Nam tiếp tục xây dựng chuyên mục ATGT ngày một phong phú về nội dung, đẹp về hình thức phát đều đặn. Ngoài ra, còn thường xuyên cập nhật, phản ánh tình hình TTATGT; các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và quy định của địa phương về TTATGT; phản ánh những cách làm hay, kinh nghiệm của các địa phương và gương người tốt, việc tốt trong công tác đảm bảo TTATGT trong các chương trình với, đưa hơn 135 tin bài, phóng sự về hoạt động của lực lượng chức năng thực hiện chuyên đề Kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn tỉnh gắn với việc tuyên, qua đó đã góp phần nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.
Tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm
Lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát TT-XH, Cảnh sát 113 đã tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông như phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định; xe chở vật liệu quá tải không che phủ bạt hoặc che phủ không kín gây mất vệ sinh môi trường; lái xe sử dụng chất có nồng độ cồn quá quy định vẫn điều khiển phương tiện…
Đến hết tháng 11 năm 2014, lực lượng chức năng đã lập biên bản xử lý 16.517 trường hợp vi phạm phạt tiền 16,418 tỷ đồng. Trong đó đã kiểm tra theo các chuyên đề: Xử lý xe ô tô chở quá tải kiểm tra 8,105 trường hợp, phát hiện lập biên bản xử lý vi phạm hành chính 1.614 trường hợp, phạt tiền hơn 5,0 tỷ đồng, tạm giữ 25 phương tiện. Xử lý vi phạm nồng độ cồn, kiểm tra 2.515 trường hợp phát hiện lập biên bản xử lý 61 trường hợp, phạt tiền 418,5 triệu đồng; Cảnh sát giao thông đường thủy xử lý 208 trường hợp phạt tiền 36,18 triệu đồng.
Kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ
Ngày 01/4/2014, đồng loạt 07 tổ công tác ra quân tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm minh các vi phạm quá khổ, quá tải, tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe ô tô, duy trì cắm chốt 24/24h trên các tuyến đường trọng điểm gần các bến bãi tập kết nguyên vật liệu. Công tác phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông và lực lượng khác được huy động tham gia đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất cao trong việc kiểm tra, xử lý các vi phạm; thường xuyên nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Công tác kiểm soát tải trọng xe được thực hiện tại 7 chốt trên các tuyến đường chính, địa bàn trọng điểm để kiểm tra, xử lý xe quá tải trọng, thời gian thực hiện 24/24h hàng ngày (kể cả ngày lễ, ngày nghỉ). Kết quả: Từ ngày 01/04/2014 đến ngày 18/11/2014, đã kiểm tra 9.524 trường hợp, phát hiện lập biên bản xử lý vi phạm hành chính 1.699 trường hợp, phạt tiền hơn 5,74 tỷ đồng, tạm giữ 25 phương tiện, tước GPLX 736 trường hợp, thu hồi 13 tem kiểm định; hạ phần quá tải khoảng 2.028 tấn; các doanh nghiệp, chủ phương tiện vận tải đã thực hiện nghiêm túc việc cắt bỏ phần cơi nới thành, thùng xe (chiếm >90%). Từ đó, tình hình TTATGT trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là về nhận thức và tư tưởng của các chủ doanh nghiệp, chủ phương tiện; tình trạng xe ô tô chở quá trọng tải đã giảm hẳn; hoạt động vận tải từng bước đi vào nề nếp, tạo sự đồng tình, ủng hộ trong nhân dân. TNGT đã giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và bị thương.
Tăng cường quản lý phương tiện vận tải
Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ GTVT, Tổng cục đường bộ, Sở GTVT đã xây dựng kế hoạch và triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm siết chặt các hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh. Cụ thể: Tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý hoạt động vận tải của các doanh nghiệp vận tải; kiểm tra chặt chẽ tình trạng ô tô chở quá số người quy định tại ngay đầu bến, không để xảy ra ùn tắc giao thông, thiếu phương tiện vận chuyển khách trong các đợt nghỉ lễ, tết… Thời gian qua, các lực lượng chức năng ở Hà Nam đã tổ chức kiểm tra sức khỏe cho lái xe 11 đơn vị với tổng số 587 người, số lái xe đủ tiêu chuẩn 587 người.
Công tác quản lý, bảo trì, nâng cấp cải tạo kết cấu hạ tầng giao thông đã được đầu tư
Những năm qua, Sở GTVT đã chủ động phát hiện và khắc phục kịp thời các yếu tố gây mất an toàn trên hệ thống giao thông, đặc biệt trên QL1A; rà soát hệ thống biển báo hiệu đường bộ trên tuyến giao thông để có biện pháp bổ sung, sửa chữa, điều chỉnh vị trí hợp lý bảo đảm rõ ràng, dễ nhìn, phù hợp quy chuẩn nhằm bảo đảm khai thác tối ưu khả năng thông qua của hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có.
Được sự quan tâm của Chính phủ và bộ GTVT, tỉnh đã tập trung GPMB để hoàn thành tuyến QL1A với 4 làn xe, QL 21A, QL38, tuyến Phủ Lý – Nam Định; đang tích cực phối hợp với Bộ GTVT để khởi công tuyến QL1 tránh thành phố Phủ Lý, tuyến QL 38 tránh thị trấn Hòa Mạc, cầu Thái Hà nối tỉnh Hà Nam và Thái Bình.
Xây dựng đường giao thông nông thôn đã có nhiều khởi sắc, với phương châm, nhà nước và nhân dân cùng làm, tỉnh đã hỗ trợ nhân dân 516.303 tấn xi măng để xây dựng đường GTNT. Đến nay đã xây dựng được 1.745 km đường thôn xóm; 9,7 km đường kênh mương, gần 58 km đường nội đồng và đắp nền 892 km đường trục chính nội đồng.
Tai nạn giao thông đã được kéo giảm
Tính đến 15/11/2014, toàn tỉnh Hà Nam đã xảy ra là 150 vụ, làm chết 89 người và làm bị thương 92 người. So với năm 2013 giảm 8 vụ, giảm 6 người chết, giảm 8 người bị thương. Trong đó: Đường bộ xảy ra 143 vụ, làm chết 82 người, bị thương 89 người, so với cùng kỳ năm 2013 giảm 1 vụ, tăng 1 người chết, giảm 11 người bị thương; đường sắt xảy ra 6 vụ, làm chết 6 người, 3 người bị thương, so với cùng kỳ 2013 giảm 8 vụ, giảm 8 người chết, tăng 3 người bị thương; đường thuỷ xảy ra 1 vụ làm 1 người chết, so với cùng kỳ 2013 tăng 1 vụ, tăng 1 người chết.
Quyết tâm kéo giảm tai nạn giao thông từ nay đến cuối năm
Để tiếp tục phấn đấu giảm tai nạn giao thông từ 5% trở lên và thực hiện công tác đảm bảo an toàn giao thông năm 2014 với chủ đề “Siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện”, Ban An toàn giao thông tỉnh Hà Nam đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Phối hợp với Sở GTVT và các huyện, thành phố, chỉ đạo các lực lượng chức năng tiếp tục tổ chức cưỡng chế, kiểm soát tải trọng xe xử phạt mức cao nhất các phương tiện chở quá tải trọng cho phép trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ; đồng thời tập trung xử lý các lỗi là nguyên nhân tăng tai nạn và ùn tắc giao thông như: vi phạm quy định về tốc độ, nồng độ cồn; đi sai phần đường làn đường; không đội mũ bảo hiểm; dừng đỗ xe trái quy định; tập trung vào đối tượng lái xe khách, xe tải nặng, xe contenơr; phương tiện thủy không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật, không đăng ký, không đăng kiểm, thiếu dụng cụ cứu sinh.
Chủ trì phối hợp với đơn vị quản lý đường và chính quyền địa phương xử lý kiên quyết tình trạng vật liệu xây dựng để trên lòng, lề đường, xử lý chợ cóc, vi phạm hè phố trong đô thị; Xử lý các xe đậu đỗ không đúng nơi quy định, xe tuốt lúa để trên đường; xử lý nghiêm các trường hợp đào đường không phép hoặc hoàn trả không đảm bảo chất lượng.
Hoàng Ngân
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.