Nguồn lực cho startup về thương mại điện tử: cơ hội và thách thức
Vừa qua, Báo Công thương, Bộ Công thương chủ trì, phối hợp cùng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN tổ chức diễn đàn “Kết nối nguồn lực phát triển khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực thương mại điện tử và logistics” tại Cung quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh. Đây là một trong những sự kiện mở đầu trong chuỗi hoạt động nằm trong khuôn khổ của Techfest Việt Nam 2019.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đại diện ban tổ chức, nhận định rằng thương mại điện tử và logistics là lĩnh vực mà các tập đoàn lớn cũng như các bạn trẻ rất quan tâm. Ngoài ra, ông cũng bày tỏ mong muốn các nhà đầu tư, những nhà hỗ trợ khởi nghiệp sẽ chia sẻ, trao đổi và gợi mở cho các nhà làm chính sách những đề xuất với chính phủ về các quy chế, quy định, thí điểm để mở đường cho trí tuệ, sức sáng tạo cho các bạn trẻ khởi nghiệp của Việt Nam phát triển.
Với dân số là 96,96 triệu người, trong đó có tới 64 triệu người sử dụng Internet, với 72% trong số đó sử dụng smartphone - đây chính là cơ hội để thương mại điện tử (TMĐT) của Việt Nam có cơ hội phát triển, thậm chí bùng nổ. Vậy nhưng thực tế, đến nay doanh thu từ TMĐT của Việt Nam mới chiếm hơn 4,2% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên cả nước. Nhiều sàn TMĐT vẫn đang đốt tiền, chịu lỗ để có được người dùng, lượt truy cập và người bán hàng bằng các hình thức trợ giá sản phẩm, miễn phí vận chuyển. Riêng trong năm 2019, không ít công ty chịu lỗ lũy kế hàng nghìn tỷ đồng để duy trì hoạt động chờ thời cơ.
Không chỉ giá trị mua sắm chưa lớn, hiện 89% người dùng TMĐT vẫn sử dụng hình thức thanh toán khi nhận hàng (COD). Rất nhiều người không chấp nhận mua hàng trực tuyến vì phí vận chuyển cao, mà nếu mua bán theo cách truyền thống, người mua hàng có thể tiết kiệm được khoản chi phí này. “Đây là ví dụ cho thấy, người mua hàng vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng hàng hoá được cung cấp hoặc chưa hài lòng với chi phí vận chuyển, giao hàng” - ông Trương Quang Việt – Phó tổng giám đốc Tổng công ty Dịch vụ số Viettel nhấn mạnh.
Ông Trương Quang Việt – Phó tổng giám đốc Tổng công ty Dịch vụ số Viettel nhấn mạnh. |
Diễn đàn cũng là nơi diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa Công ty cổ phần FADO Việt Nam và 3 doanh nghiệp khởi nghiệp về việc đưa sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp lên sàn thương mại điện tử xuyên biên giới là Qũy khởi nghiệp quốc gia và 4 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Công bố top 10 lọt vào Vòng Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp ĐMST quốc gia
Sau hơn 04 tháng triển khai, cuộc thi đã lựa chọn được top 50 Startup xuất sắc nhất từ hơn 400 Startup thuộc 12 Làng Công nghệ khởi nghiệp, các cuộc thi Techfest vùng, các vườn ươm khởi nghiệp uy tín trên cả nước để đi tiếp vào các vòng Bán kết và Chung kết diễn ra lần lượt vào ngày 04/12. Đây là hoạt động trọng tâm diễn ra trong khuôn khổ Techfest Vietnam 2019, do Bộ Khoa học và Công nghệ, Startup World Cup, Qũy khởi nghiệp Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam - Startup Vietnam Foundation (SVF) và một số đơn vị đồng tổ chức.
Sau Vòng Bán kết sẽ là Vòng Chung kết, diễn ra vào ngày 06/12 với sự tranh tài của 10 đội thi xuất sắc nhất. Quán quân cuộc thi sẽ trở thành đại diện Việt Nam tham dự Startup World Cup 2020 được tổ chức tại San Francisco, Mỹ do Qualcomm Vietnam tài trợ. Đồng thời, Quán quân sẽ nhận được 50 triệu đồng tiền mặt từ Tập đoàn Sơn Kova, 1 chuyến tham quan Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo tại Nhật Bản và Gói Mentoring/Coaching bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm đến từ công ty I.value Holding. Cơ hội nhận 1 suất đầu tư lên đến 10,000 USD, gói sử dụng văn phòng và Management Mentorship trị giá 15,000 USD đến từ Sunshine Holding Limited. Khóa Mentoring 1-1 về chiến lược, mô hình kinh doanh, mô hình tài chính và gọi vốn đầu tư trong vòng 3 tháng bởi Công ty Quản lý Qũy đầu tư ICM - Innovation Capital Management cùng nhiều giải thưởng giá trị khác từ các đơn vị như Songhan Incubator, V-startup, Công ty truyền thông Thiên Lộc, Làng đầu tư quốc tế và quỹ khởi nghiệp quốc gia, BK-Holdings, UP Co-working space, Haravan và Yellowblocks.
Về thành phần Ban giám khảo, cuộc thi năm nay quy tụ Ban giám khảo bao gồm các chuyên gia khởi nghiệp, đại diện các quỹ đầu tư hàng đầu trong và ngoài nước cùng các trưởng làng công nghệ. Đặc biệt, vòng chung kết có sự góp mặt của các tên tuổi hàng đầu về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tham gia vào thành phần Ban giám khảo như Tỉ phú khởi nghiệp Thụy sĩ, chủ tịch Diễn đàn Đổi mới sáng tạo thế giới: ông Axel Schultze – hay ông Bill Reichert – Partner của quỹ đầu tư mạo hiểm quốc tế Pegasus Tech Ventures có trụ sở tại Sillicon Valley, đồng thời là đại diện của cuộc thi Startup quốc tế Startup World Cup.
Khởi nghiệp từ quy mô địa phương startup dễ thành công
Việc xây dựng một hệ sinh thái cho khởi nghiệp tại Việt Nam chú trọng nhiều năm qua, tuy nhiên mới đang được tập trung ở những thành phố lớn, trong khi "các tỉnh thành khác trên cả nước vẫn đang loay hoay trong việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp của riêng mình". Đây là nhận định của ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường KH&CN tại Hội thảo Phát huy lợi thế khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2019, tổ chức sáng 04/12.
Theo ông Quất, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đang thiếu cân đối trong phát triển. Cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam được thúc đẩy chính chỉ ở 3 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM. Nhưng qua thực tế thấy rằng, chỉ có ở quy mô địa phương mới có thể tạo ra những môi trường thúc đẩy đầu tư kinh doanh và gia tăng quy mô của doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua cách tạo dựng môi trường khởi nghiệp hợp lý.
"Chỉ có ở địa phương, các nền tảng của đổi mới sáng tạo là các trường đại học, viện nghiên cứu mới gắn sát được các nhu cầu và giá trị bản địa. Từ đó, các trung tâm ươm tạo, tổ chức thúc đẩy doanh nghiệp mới có thể triển khai được các chương trình "đo ni đóng giày" cho doanh nghiệp địa phương", ông Quất nói. Doanh nghiệp khởi nghiệp địa phương, phát triển dựa trên các thế mạnh của địa phương mới có thể giúp lôi kéo cộng đồng nhà đầu tư tại chính địa phương, trước khi những quỹ đầu tư mạo hiểm có thể tìm đến.
Ông Phạm Hồng Quất – Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN |
Cơ hội và thách thức cho khởi nghiệp sáng tạo trong bối cảnh chuyển đổi số: Minh chứng từ TikTok
Số liệu từ Đề án Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 dựa trên tiền đề là Đề án VSV năm 2013, Vietnam Silicon Valley cho thấy, đã có 80 dự án được ươm tạo, 1/3 trong số này thất bại ngay trong quá trình ươm tạo, 1/3 trở thành các công ty vừa và nhỏ. 28/80 startup còn lại đã gọi vốn thành công ở các vòng gọi vốn tiếp theo.
Dù tỷ lệ gọi vốn cao hơn so với mặt bằng chung của thế giới (khoảng 10%), tuy nhiên thực tế tỷ lệ thất bại của doanh nghiệp Việt đang là cao trong bối cảnh chuyển đổi số. Nhiều dự án khởi nghiệp do thiếu kiến thức, kinh nghiệm nên thất bại ngay trong quá trình ươm tạo.
Thực tế chuyển đổi số đang diễn ra ở các lĩnh vực: tài chính ngân hàng, y tế, giáo dục, giao thông, nông nghiệp... Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng, Bộ đã triển khai Đề án 844 trong đó có mảng hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số. Thực tế cơ hội và môi trường thuận lợi đã được hình thành, song trong cuộc chạy đua chuyển đổi số thách thức vẫn rất lớn.
Nhìn từ những mô hình khởi nghiệp thành công, điểm chung lớn là tạo ra những sản phẩm khác biệt và "cung cấp thứ xã hội đang cần". Minh chứng từ TikTok năm 2019 từng thử nghiệm quảng bá về cảnh đẹp của Việt Nam thông qua các video ngắn. Chỉ sau 2 tháng ứng dụng tạo video trên nền tảng mobile đã được người dùng đón nhận và tạo ra được 40.000 video điểm đến, thu hút 350 triệu lượt sử dụng tại Việt Nam. Đại diện đơn vị này cho rằng, hướng đi này đón đầu xu hướng của người dùng ngại gõ text mà chỉ muốn xem hình ảnh. Khi người dùng quá bận rộn và bối cảnh thông tin ngập tràn thì chỉ có những câu chuyện hay được giới thiệu mới đủ sức thu hút.
PGS Tạ Hải Tùng, Đại học Bách khoa Hà Nội |
Ấn tượng Lễ khai mạc Techfest Vietnam 2019
Năm thứ năm tổ chức, Lễ khai mạc năm nay thực sự mang đến không khí sôi nổi, hấp dẫn thể hiện, là sự kết hợp hoàn hảo giữa âm thanh và ánh sáng. Tiết mục mở màn gồm 2 phần với nội dung “Hành trình Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” và “ Hội tụ nguồn lực, khai phá tiềm năng”, giúp chúng ta chứng kiến hành trình 4 năm vừa qua của Techfest cùng những dấu ấn thành tựu mà Bộ KH&CN đã nỗ lực đạt được trong quá trình đổi mới và xây dựng đất nước, hướng tới tương lai vươn ra tầm khu vực Đông Nam Á và toàn thế giới của startup Việt Nam.
Techfest có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra một sự kiện mang tầm quốc tế để các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể tiếp cận với khách hàng tiềm năng, các nhà đầu tư, các chuyên gia, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp và các cơ quan truyền thông trong nước và quốc tế. Đây cũng là dịp để các bên chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và liên kết các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của Việt Nam từ Trung ương đến địa phương với hệ sinh thái khởi nghiệp trong khu vực. Với chủ đề “Nguồn lực hội tụ”, Techfest VIetnam 2019 mong muốn hội tụ các nguồn lực cho khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam, xoay quanh 3 nguồn lực: Con người, Công nghệ và Tài chính.
Nội dung mới của phần lễ khai mạc năm nay là Tọa đàm với chủ đề “Kết nối nguồn lực Quốc tế - Việt Nam” với sự tham gia của các đại biểu đại diện cho các thành phần tạo nên hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo: Thứ trưởng Trần Văn Tùng, Tỷ phú Thụy Sỹ Axel Schultze (người sáng lập Worl Innovation Forum), ông Hoàng Minh Trí – Tổng Giám đốc Aix20 (Hoa Kỳ), Ông Bill Reichet - Phó Chủ tịch Quỹ Pegasus Tech, Ông Kenrich Nguyễn – CEO và đồng sáng lập của Republic.co (nền tảng gọi vốn cộng đồng), Bà Trần Mỹ An – Giám đốc Tập đoàn cấp cao Qualcom.
Để tổ chức thành công loạt sự kiện tại Techfest 2019 trong đó có Lễ khai mạc, không thể không kể đến sự tham gia đồng hành của Vintech City, Vietcombank, Tập đoàn FLC, Công ty du lịch Sun Travel.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.