Khu vực luồng Sông Hậu đang bị sạt lỡ nghiêm trọng |
Sau hơn 1 năm đi vào khai thác, luồng sông Hậu đã có nhiều đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của 13 tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), dự án đã thu hút khoảng 76% lượng hàng hóa lưu thông của khu vực ĐBSCL. Các tàu trọng tải 10.000 tấn đầy tải và 20.000 tấn có thể đi lại thoải mái trên luông sông.
Tuy nhiên, tình trạng tàu bè tấp nập cũng đang gây không ít khó khăn và bức xúc cho người dân sống hai bên bờ. Cụ thể, do dự án luồng sông Hậu chỉ mới xây dựng giai đoạn 1, nạo vét luồng và xây bờ kè 2 bên bờ sông cho đoạn 8,2km. Còn lại, đoạn 19,3km từ km12 – km31+332 trên kênh Quan Chánh Bố (qua tỉnh Trà Vinh) chưa được xây bờ kè. Chính vì vây khi lượng phương tiện lưu thông qua khu vực tăng mạnh đã gây ra tình trạng sạt sở.
Ông Nguyễn Trung Hoàng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho biết hiện nay tàu bè lưu thông nhiều nên gây sóng lớn. Nhiều hộ dân kinh doanh sản xuất gần khu vực bờ chưa có kè đê bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thậm chí có nhiều người dân khiếu nại, ngăn cản không cho đơn vị thi công duy tu, nạo vét luồng. Theo ông Hoàng, khu vực này có hơn 94.000m2 dọc bờ kênh Quan Chánh Bố thuộc huyện Duyên Hải và Trà Cú bị sạt lở. Và gây ảnh hưởng đến 172 hộ dân sinh sống gần đó. Ngoài ra, trên kênh Xáng cũng đã và đang xảy ra nhiều vụ sạt lở khiến người dân bức xúc.
Việc nhiều tàu lớn lưu thông vào tuyến này khiến đời sống của người dân bị ảnh hưởng |
Theo Ban QLDA Hàng hải, đến nay, kinh phí GPMB của nhiều hạng mục thuộc dự án ban đã chuyển cho địa phương là 1.124 tỷ đồng. Tuy nhiên, phần diện tích sạt lở trong phạm vi 15m hai bên luồng mới chỉ thực hiện ghi nhận chứ chưa đền bù. Trong năm 2018, có khoảng 300 tỷ đồng từ nguồn vốn được bố trí đồng để nạo vét duy tuy tuyến luồng này.
Ông Trần Trí Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh nhìn nhận, luồng sông Hậu có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển của không chỉ tỉnh nhà mà cho cả khu vực ĐBSCL. Nó cũng giảm tải nhiều cho đường bộ. Song, việc chưa có bờ kè cũng đang gây nhiều tác hại cho người dân dọc hai bên bờ, nên mỗi năm có vài chục đoàn lên tỉnh khiếu kiện. Khó khăn này Bộ GTVT đã chia sẻ với tỉnh nhưng cần nhiều hơn nữa các bộ, ngành Trung ương thấu hiểu và chia sẻ. Cần thiết có cuộc hội thảo để đánh giá tác động toàn diện của dự án luồng sông Hậu, trong đó có những tác hại như sạt lở, môi trường, sản xuất của người dân cả trong trước mắt và về lâu về dài. “Cần rà soát, đánh giá lại vấn đề sạt lở do tàu chạy để hỗ trợ cho người dân. Hiện nay, người dân cái gì cũng đổ thừa luồng tàu. Mất đất, không đánh bắt được cá, không nuôi trồng được thủy sản… họ nói do luồng tàu tất…”, ông Dũng nói. Ông Dũng cũng khiến nghị về việc mở rộng làn đường QL53, xây dựng hai bên luồngđể tăng hiệu quả cho tuyến luồng, giúp tỉnh phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, ông Dũng chỉ đạo công an và các địa phương không để người dân gây cản trở để Cục Hàng hải VN tiếp tục thi công nạo vét duy tu luồng.
Sau khi nghe ý kiến từ địa phương, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cũng đã thống nhất với những đánh giá, đề xuất kiến nghị của tỉnh Trà Vinh. Vì việc đảm bảo thông suốt cho tuyến luồng có ý nghĩa vó cùng quan trọng để kích thích sự tăng trưởng cho cả khu vực này. Bộ GTVT cũng chỉ đạo các Cục, Vụ và Ban QLDA Hàng hải cần theo dõi, đánh giá định kỳ những tác động của luồng này để xử lý kịp thời những phát sinh, tồn động.
Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, trước mắt cần khảo sát lại việc cắm mốc 15m hành lang sạt lở, giải thích rõ với dân là sẽ giải quyết đền bù trong giai đoạn 2 của dự án. Nếu do tác động của luồng, sạt lở tới đâu sẽ đền bù tới đó. Bộ sẽ phối hợp với tỉnh để có đánh giá tác động lâu dài của luồng sông Hậu, kể cả những tác động xấu. Giai đoạn 2 của dự án được xây dựng sẽ giải quyết căn cơ nhiều vấn đề như ngăn chặn sạt lở, giải quyết ổn thỏa những phản ứng của người dân
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.