Theo đó, mức phạt tiền đối với hành vi giao, sử dụng tài sản công không đúng mục đích, công năng của tài sản là từ 1-100 triệu đồng tùy theo mức độ vi phạm.
Riêng với hành vi sử dụng ôtô đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc đối với chức danh không đúng tiêu chuẩn, sử dụng ôtô vào mục đích cá nhân sẽ bị phạt 10-20 triệu đồng.
Nghị định 63 áp dụng với các tổ chức cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức khác thành lập theo quy định pháp luật về hội, các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân khác có liên quan.
Mức phạt tối đa trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, dự trữ quốc gia, kho bạc nhà nước đối với cá nhân có hành vi vi phạm là 50 triệu đồng, với tổ chức là 100 triệu đồng.
Cá nhân vi phạm trong lĩnh vực thực hành, tiết kiệm, chống lãng phí bị phạt tối đa 100 triệu đồng, tổ chức vi phạm bị phạt tối đa 200 triệu đồng.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
Trong lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nghị định quy định phạt tiền 1-2 triệu đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện thông tin liên lạc, điện, nước, xăng, dầu, sách báo, văn phòng phẩm, tổ chức hội nghị, hội thảo, chi phí tiếp khách, đi công tác trong và ngoài nước bằng kinh phí ngân sách nhà nước vượt tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Với hành vi vi phạm quy định của pháp luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với các hành vi sử dụng quỹ sai mục đích, không đúng quy chế.
Hành vi gây lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn, vượt định mức, đơn giá theo quy định của pháp luật thì bị phạt tiền 50-60 triệu đồng.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.