Vấn đề chung đối với các hãng hàng không quốc gia châu Á là giảm giá vé để cạnh tranh với làn sóng tăng trưởng ồ ạt của các hãng vận chuyển giá rẻ. |
Hiệp hội vận tải hàng không thế giới IATA cung cấp số liệu cho thấy, tăng trưởng về số lượng hành khách của các hãng hàng không khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã tăng lên 10% vào năm 2017, năm thứ ba liên tiếp tăng trưởng hai con số. Trong khi đó, doanh thu các hãng hàng không khu vực này nhận được đối với một hành khách/km đã giảm trong 3 năm liên tiếp, từ 2014 - 2016.
Áp lực cạnh tranh đã buộc các hãng này phải tái cấu trúc mạnh mẽ, tìm kiếm nhiều phương thức mới để kiếm tiền và cắt giảm chi phí.
Tại Trung Quốc, các hãng hàng không đang đẩy mạnh các chuyến bay đường dài và siêu dài nhằm rút ngắn thời gian chờ của khách. Đích nhắm là thị trường Mỹ. Đồng thời, các hãng cũng có kế hoạch thu hẹp khách hàng diện phổ thông. Dòng máy bay Boeing 777-300 được đặt riêng sẽ có 10 chỗ ngồi nhỏ hơn trong một hàng – thay vì 9 ghế như hiện tại.
Sự khốc liệt của thị trường không chỉ tác động đến các hãng bay quốc gia mà lan sang các hãng giá rẻ với nhau. Dù giá rẻ nhưng các hãng này đang ngày càng mở rộng các dịch vụ cao cấp trên các chuyến bay đường dài để mang lại nhiều doanh thu hơn, bù đắp cho việc vận chuyển hành khách giá thấp. Đồng thời, lên kế hoạch đẩy mạnh hơn nữa vào các kênh thanh toán kỹ thuật số, thương mại điện tử và bán lẻ.
Ông Woranate Laprabang - Giám đốc điều hành ThaiSmile cho biết: "Chúng tôi không bỏ nhiều tiền vào khối văn phòng mà để dành đầu tư vào đội ngũ tàu bay. Làm sao đảm bảo được tiêu chí giá rẻ, chất lượng ổn định là được".
Trong cơn bão cạnh tranh khốc liệt này, đối tượng hưởng lợi nhất là khách hàng khi lượng giá vé ưu đãi ngày một nhiều và thấp hơn. Tuy nhiên, dù triển vọng tăng trưởng có lạc quan đến đâu đi nữa thì các hãng vận chuyển châu Á - Thái bình Dương vẫn hết sức cẩn trọng trong chiến lược nhằm tránh đi vào vết xe đổ như tại thị trường hàng không châu Âu năm vừa qua.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.