F-35 của Mỹ sẽ đè bẹp Su-57 của Nga? Ảnh minh họa |
Su-57 của Nga đang rất "khát tiền"
Thời gian gần đây, Nga không ngừng rầm rộ xúc tiến các hoạt động quảng bá cho chiếc máy bay tàng hình Su-57 của mình, điển hình nhất là việc triển khai một cặp tiêm kích thế hệ 5 này tới Syria mà Moscow tuyên bố là để kiểm nghiệm các khả năng tác chiến trên thực địa.
Tuy nhiên, trong bài viết mới đây của mình đăng tải trên Tạp chí Business Insider, biên tập viên quân sự và chính sách đối ngoại Alex Lockie cho rằng F-35, tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Mỹ có thể sẽ "dập tắt" chương trình S-57 của Nga ngay khi còn trong trứng nước.
Theo Alex Lockie, nhiều chuyên gia quân sự quốc tế khi chia sẻ quan điểm trên Business Insider đều có chung nhận xét rằng việc Nga đặt mua và trang bị Su-57 chẳng qua là do nước này đang rất "khát tiền" từ các nhà đầu tư quốc tế, chẳng hạn như Ấn Độ.
Ngay từ đầu, Ấn Độ đã là một đối tác trong chương trình phát triển Su-57 của Nga. New Delhi có ý định giúp phát triển, chế tạo và đặt mua một số lô Su-57 nhưng các cuộc đàm phá Nga - Ấn hiện đã đang phai nhạt.
Các chuyên gia của Business Insider cho rằng, việc Nga triển khai tiêm kích Su-57 vẫn còn đang ở giai đoạn phát triển và chưa có đầy đủ khả năng chiến đấu tới Syria chẳng qua là một "chiêu trò" tiếp thị nhằm thu hút thêm vốn đầu tư chứ Syria, tuy là vùng chiến sự, nhưng các máy bay này thực tế không phải đối diện với bất cứ mối đe dọa đáng kể nào.
Hơn nữa, trong khi Nga vội vã triển khai Su-57 tới Syria, chỉ lưu lại đây đúng 2 ngày và dường như mới chỉ chứng minh được loại tiêm kích thế hệ kế tiếp này có thể thả bom thì Mỹ đã đạt được những tiến triển thực tế trong việc xúc tiến bán F-35 cho các quốc gia đã từng cân nhắc mua Su-57.
Tháng 2/2018, Mỹ đã đưa các máy bay F-35 tới Triển lãm Hàng không Singapore để chào hàng quốc tế. Chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng quyết định nới lỏng các điều khoản mua bán vũ khí nên F-35, tuy từng gặp phải một số vấn đề nhưng cuối cùng đã có được đà khởi sắc.
"Nền kinh tế Nga là một mớ hỗn loạn", Trung tướng Không quân Mỹ về hưu David Deptula và hiện là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Mitchell nói với Business Insider. "Một trong những yếu tố giúp họ thực sự thu hút được tài chính đầu tư là công nghệ tiên tiến trong các hệ thống vũ khí của".
"Thế nhưng, trong khi F-35 đã là thành phẩm thương hiệu thì Su-57 chắn chắn vẫn còn gặp phải nhiều vấn đề phía trước. Hơn nữa, chiến lược trừng phạt của Chính quyền Donald Trump nhằm vào các dòng tiên liên quan tới thương mại quân sự của Nga cũng đang phát huy hiệu quả".
Ấn Độ đang muốn mua loại tiêm kích 1 động cơ của Mỹ. Đó có thể là F-16 hoặc F-35
Đối tác ruột quay lưng hay tiền Mỹ sẽ "đè chết" Su-57?
Khi được hỏi liệu việc xuất khẩu F-35 cho các quốc gia như Ấn Độ có bộc lộ mối đe dọa nào với chương trình Su-57 của Nga hay không, Deptula đã đưa ra câu trả lời ngắn gọn: "Có".
Cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều đang cân nhắc mua thêm F-35 nhưng quan trọng nhất, Tạp chí The Diplomat vừa công bố một số báo cáo cho thấy Không quân Ấn Độ đã chính thức đề nghị Mỹ cung cấp tài liệu bí mật giới thiệu về F-35A và New Delhi có thể mua tới 126 chiếc.
Với mức giá khoảng 100 triệu USD/chiếc, sau một thương vụ như vậy chắc chắn Ấn Độ sẽ chẳng còn mấy ngân sách để mua Su-57. Đó là chưa kể đến, loại tiêm kích này còn phải cần tới rất nhiều cơ sở hạ tầng hỗ trợ khác biệt so với F-35 của Mỹ.
"Đã từng tới Ấn Độ và gặp gỡ ban lãnh đạo Không quân của họ, và mặc dù là một nước trung lập nhưng tôi nhận thấy Ấn Độ có nền văn hóa thích nghi rất tốt với các quốc gia nói tiếng Anh trên khắp thế giới", Deptula nhận xét. "Việc Mỹ thúc đẩy bán F-35 cho Ấn Độ là điều hoàn toàn xác đáng".
Nếu Ấn Độ quyết định mua F-35 của Mỹ, hay bất cứ loại máy bay nào của phương Tây thì Nga cũng sẽ phải vận lộn với chương trình Su-57 của mình, đồng thời lại mất đi thêm một khách hàng tiềm năng.
Do vậy, dù có nhiều tranh luận xung quanh loại tiêm kích nào sẽ giành chiến thằng trong cuộc đối đầu giữa F-35 và Su-57 thì viễn cảnh đó có lẽ sẽ không xảy ra.
Bởi vì, theo Alex Lockie, F-35 của Mỹ là một chiến đấu cơ thực thụ, được đầu tư một khoản tiền đáng kể để giúp nó tung cánh trong các lực lượng không quân toàn cầu trong nhiều thập kỷ tới đây. Su-57 không có được một sự bảo đảm chắc chắn như vậy.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.