Tại sao Singapore là thành phố thông minh nhất thế giới?

Tác giả: zing

saosaosaosaosao
Xã hội 27/11/2019 05:54

Theo một cuộc khảo sát gần đây được thực hiện bởi trường Kinh doanh IMD của Thụy Sĩ và Đại học Công nghệ và Thiết kế Singapore, chỉ số thành phố thông minh IMD - xem xét các thành phố đang áp dụng công nghệ kỹ thuật số và cải thiện cuộc sống của người dân - cho thấy Singapore chính là thành phố thông minh nhất thế giới.

photo-1-1574647489458599679706-crop-15746475623261

Đánh giá các khía cạnh như an toàn xã hội, khả năng di chuyển, quản trị và sức khỏe, chỉ số này đã đo độ hiệu quả của các thành phố trong duy trì không gian xanh, cải thiện các tổ chức địa phương hiện tại, và số hóa khả năng tiếp cận việc làm trong khi vẫn duy trì được sự an toàn cho người dân.

Dù chưa có định nghĩa phổ quát cho thuật ngữ “thành phố thông minh”, một khái niệm đã được nghĩ ra sau sự ra đời của Internet vạn vật (IoT), nói chung, các thành phố thông minh đặt mục tiêu cải thiện chất lượng cung cấp và phát triển dịch vụ đô thị thông qua sử dụng công nghệ kỹ thuật số. 

Dưới đây là 3 nguyên nhân khiến Singapore thông minh hơn các thành phố trung bình.

1. Công dân khỏe mạnh đồng nghĩa với thành phố khỏe mạnh

Cách các lãnh đạo thành phố định hình tương lai của ngành y tế sẽ quyết định sự thịnh vượng của chính thành phố đó và người dân của nó. Một hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe coi trọng học tập và đổi mới liên tục, xây dựng cộng đồng và cung cấp dịch vụ chăm sóc đáng tin cậy là yếu tố cực kỳ quan trọng. 

Ở Singapore, Healthcity Nevena là một kế hoạch tổng thể tập trung vào chăm sóc sức khỏe cộng động. Các cơ sở hạ tầng như lối đi dành cho người đi bộ, bãi đỗ xe ngầm và không gian xanh ngoài trời được thiết kế để bổ sung và cải thiện trải nghiệm của bệnh nhân. Một thành phố mà các lãnh đạo chủ động nghĩ về cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ trở thành một thành phố khỏe mạnh hơn. 

2. Một ngôi nhà được xây dựng bằng “tâm” sẽ trở thành tổ ấm

Ủy ban phát triển nhà ở Singapore (HDB) cung cấp cho tất cả người dân quyền tiếp cận tới nhà ở xã hội miễn phí. Thêm vào đó, lãnh đạo của Singapore đã xây dựng các nhà ở xã hội không chỉ là các căn hộ mà còn chú trọng phát triển các khu vực cộng đồng xung quanh tích hợp điều kiện sinh sống thuận lợi, tính bền vững và phát triển.

Hơn 80% dân số sống trong nhà ở xã hội, điều đó đồng nghĩa rằng việc cung cấp và quản lý nhà ở là mấu chốt để xây dựng bản sắc và đặc điểm của một thành phố đa dạng như Singapore. Lãnh đạo của Singapore, ngoài tích hợp các nguyên tắc quan trọng như sự hào phóng trong cộng đồng, xây dựng mối quan hệ gia đình và hòa hợp chủng tộc, cũng cần phải xem xét các yếu tố thực dụng như kế hoạch tài chính, phân bổ và bảo hiểm. 

Bằng cách lập kế hoạch cho tương lai, lãnh đạo thành phố có thể đóng vai trò tích cực hơn trong việc cung cấp những tổ ấm cho người dân, đảm bảo cư dân sống các không gian sôi động, tự túc và có khả năng liên kết tốt.

3. Giao thông là trải nghiệm chung của cộng đồng 

Giao thông vận tải quyết định phần lớn chất lượng cuộc sống của cư dân trong một thành phố thông minh. Vào cuối tháng 10, Cơ quan giao thông đường bộ thành phố (LTA) đã mở rộng một khu vực thí điểm, bao quát toàn bộ phía tây Singapore, dành cho các phương tiện tự động. 

Các nhà lãnh đạo thành phố đã nhận ra rằng để xây dựng một lực lượng lao động và công dân kiên cường, thì hệ thống giao thông phải được thiết kế không chỉ chú trọng vào điểm đến mà còn cho phép mọi người tận hưởng những tiện ích mà thành phố cung cấp.

Tại Singapore, LTA đang xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông trong đó phương tiện đi làm có thể tích hợp các phương thức di chuyển chủ động như đi bộ và xe đạp bên cạnh các dịch vụ giao thông công cộng như tàu điện ngầm và xe buýt. 

Sáng kiến “Walk Cycle Ride” mang lại lợi ích cho Singapore: Khuyến khích các không gian giải trí thân thiện hơn, thúc đẩy sử dụng năng lượng bền vững và giảm ô nhiễm. Bằng cách áp dụng các công nghệ tiên tiến vào giao thông, thành phố giúp người dân có lối sống tích cực hơn nhờ các phương tiện thuận tiện và tiết kiệm chi phí. 

Các hành động thực tiễn này cho thấy kết quả tích cực có thể đạt được khi lãnh đạo thành phố tập trung vào quản trị có tâm và có tầm, tích hợp mức độ tương tác, sự thoải mái và ưu tiên của người dân. 

Nếu các nguyên tắc này được điều chỉnh theo bối cảnh địa lý cùng với số tiền đầu tư phù hợp, chúng ta sớm có thể chứng kiến sự phát triển của các thành phố thông minh trên khắp thế giới. Thay đổi cách cư dân sống trong thành phố của họ bằng cách ưu tiên sức khỏe và khả năng di chuyển, theo chiều ngược lại, sẽ nâng cao tiềm năng phát triển của các thành phố trên khắp thế giới.

Ý kiến của bạn

Bình luận