Đề cao trách nhiệm, chú trọng tuyên truyền
Theo kế hoạch đề ra, việc tăng cường vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác chỉ đạo, thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa được lãnh đạo Cục ĐTNĐ VN đặt lên hàng đầu. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông đạt hiệu quả; kiểm tra, đôn đốc, kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh các sai phạm;
Đồng thời, lập danh sách, phân công cụ thể, chi tiết lãnh đạo, công chức, viên chức trực trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Canh Tý và mùa Lễ hội Xuân Canh Tý năm 2020; Xác định rõ trách nhiệm cụ thể của từng đơn vị, cá nhân, cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, nhiệm vụ. Công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng số điện thoại, đường dây nóng của đơn vị để tiếp nhận các ý kiến phản ánh của người dân về tình hình trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa; Kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng để giải quyết, xử lí các tình huống phát sinh, khắc phục sự cố, tai nạn có thể xảy ra.
Đặc biệt, Cục ĐTNĐ Việt Nam yêu cầu các đơn vị chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các chủ cảng, bến, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, đặc biệt vận tải hành khách chấp hành thực hiện nghiêm các quy định của phát luật về đảm bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa cho hành khách, thuyền viên, người lái phương tiện và hàng hóa, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách là người khuyết tật, người cao tuổi khi tham gia giao thông đường thủy.
Siết chặt kiểm tra, xử lý vi phạm
Để đảm bảo an toàn giao thông đường thủy trong dịp Tết, theo ông Phan Văn Duy, Phó Cục trưởng Cục ĐTNĐ VN, các đơn vị trực thuộc cần siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện; Phối hợp, ngăn chặn vận chuyển hàng cấm, hàng hóa là nguồn phát sinh, lây lan dịch bệnh.
Đối với các Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực tăng cường kiểm tra, phối hợp với các cơ quan hữu quan xử lí các vi phạm tại các cảng, bến có hoạt động vận tải hành khách, vận tải du lịch, vận tải hành khách từ bờ ra đảo và giữa các đảo, hoạt động của các tàu lưu trú, ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi và tại các Lễ hội trên địa bàn được phụ trách; Giám sát việc chấp hành thực hiện các quy định về giá cước và niêm yết giá cước vận tải hành khách của các chủ bến khách thủy nội địa, chủ phương tiện thủy; chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai nhiều hình thức bán vé, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có nhu cầu mua vé; không để xảy ra tình trạng tăng giá vé, đầu cơ, buôn bán vé, chèo kéo khách du lịch tại các cảng, bến thủy nội địa vận tải hành khách trong dịp cao điểm Tết và dịp Lễ hội Xuân 2020.
Đồng thời, thực hiện nghiêm việc cấp phép, giám sát phương tiện thủy ra, vào và hoạt động tại cảng, bến thủy; kiên quyết không cho phương tiện ra, vào cảng, bến khi không bảo đảm điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đặc biệt trong vận tải hành khách; Chỉ đạo các Đại diện Cảng vụ tăng cường các biện pháp nhằm đôn đốc, kiểm tra chặt chẽ tình trạng chở khách vượt quá số người được phép chở trên phương tiện; kiểm soát và xử lý nghiêm việc vận chuyển, chở quá tải, quá vạch dấu mớn nước an toàn ngay từ các cảng, bến thủy nội địa, các đầu mối vận tải trung chuyển hành khách, hàng hóa lên phương tiện thủy nội địa.
Các lực lượng Thanh tra, Cảng vụ đường thủy nội địa tăng cường phối hợp, thanh tra, kiểm tra kiểm soát xử lý vi phạm phát luật về TTATGT đường thủy nội địa. Tập trung thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm nhằm phát hiện xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền có biện pháp xử lý kiên quyết, triệt để đối với các hành vi vi phạm, đặc biệt là các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông đường thủy nội địa; Phối hợp với các lực lượng chức năng bảo đảm giữ gìn trật tự an ninh trong hoạt động vận tải tại khu vực các cảng, bến thủy nội địa, các đầu mối vận tải trung chuyển hành khách, hàng hóa lên phương tiện thủy nội địa; phòng chống cháy nổ, phòng chống khủng bố, phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại, phòng chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Các Chi cục Đường thủy nội địa chủ động rà soát, nắm bắt tình hình tại địa bàn được quản lý việc tổ chức các lễ hội xuân gắn liền với sông nước có lượng người tham gia đông có thể khiến tình hình trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa diễn biến phức tạp; Chủ trì, phối hợp các đơn vị Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực, các Công ty Cổ phần Quản lí bảo trì đường thủy nội địa làm việc các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và Ban tổ chức Lễ hội trên tuyến đường thủy nội địa thuộc phạm vi trách nhiệm quản lí; Xây dựng các phương án, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông cụ thể, phù hợp trước, trong và sau khi diễn ra Lễ hội; đặc biệt quan tâm đến các lễ hội sau:
- Miền Bắc: Lễ hội Chùa Hương (Hà Nội); Lễ hội đền Bà Men (Quảng Ninh); Lễ hội đua thuyền sông Lô (tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Phú Thọ); Lễ hội Chử Đồng Tử -Tiên Dung (Hưng Yên); Lễ hội Thác Bờ (Hòa Bình)… và các Lễ hội rước nước ven sông;
- Miền Nam: Lễ hội Nghinh Ông (Cà Mau); Lễ hội Nghinh Ông-Gành Hào (Bạc Liêu); Lễ hội đua ghe Ngo …
Đồng thời, tiến hành kiểm tra, công tác, duy tu, bảo trì hệ thống báo hiệu đường thủy, đảm bảo màu sắc, ánh sáng; tăng cường kiểm tra luồng tuyến, công tác điều tiết, khống chế bảo đảm an toàn giao thông tại các tuyến đường thủy nội địa có mật độ giao thông cao.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.