Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục ĐBVN, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các đơn vị thi công tăng cường kiểm tra, giám sát và bổ sung biển cảnh báo nguy hiểm đối với vị trí đào hố sâu bị ngập nước có nguy cơ dẫn đến đuối nước cho trẻ em tại các công trình đang được thi công, xây dựng…, đồng thời tăng cường kiểm tra việc tuân thủ các quy định về bảo đảm TTATGT tại các bến phà đường bộ, chú trọng các giải pháp về bảo đảm TTATGT cho trẻ em.
Bộ GTVT cũng yêu cầu Cục Đăng kiểm Việt Nam đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng phương tiện thủy nội địa; phối hợp với địa phương giám sát, xử lý đối với các phương tiện thủy nội địa đã quá hạn kiểm định mà chưa thực hiện kiểm định lại theo quy định; vận động các chủ tàu thuyền, chủ đò hoạt động kinh doanh du lịch, vận chuyển hành khách, hàng hóa, tiến hành đăng kiểm phương tiện theo quy định cho chủ phương tiện, phương tiện đến đăng kiểm; chỉ đạo các trung tâm đăng kiểm phối hợp với địa phương tiến hành rà soát, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về ATGT của các phương tiện thủy nội địa.
Bước vào mùa mưa lũ và dịp hè năm 2017, Cục Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) Việt Nam đã phối hợp với sở GTVT các địa phương tăng cường tuyên truyền cho chủ phương tiện và người dân chấp hành các quy định về TTATGT thủy nội địa, đồng thời có văn bản đề nghị các địa phương tăng cường các giải pháp thiết thực để phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh trong dịp hè 2017, đặc biệt là các địa phương có nhiều sông, suối, nhất là địa phương xảy ra nhiều tai nạn đuối nước trong thời gian qua.
Cục ĐTNĐ Việt Nam cũng yêu cầu chủ phương tiện trang bị áo phao, dụng cụ nổi cá nhân bảo đảm đủ về số lượng và chất lượng; từ chối chuyên chở đối với những hành khách không mặc áo phao hoặc không sử dụng dụng cụ nổi cá nhân theo hướng dẫn; chịu trách nhiệm liên quan đến sự cố hoặc tai nạn xảy ra trong quá trình vận tải hành khách ngang sông khi hành khách không mặc áo phao hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi, đặc biệt chú trọng tới đối tượng học sinh, sinh viên.
Bên cạnh đó, Cục đã chỉ đạo các đơn vị quản lý ĐTNĐ, cảng vụ ĐTNĐ tăng cường kiểm tra điều kiện an toàn của cảng, bến thủy nội địa, phương tiện và người điều khiển phương tiện thủy; siết chặt kiểm tra điều kiện an toàn hoạt động của các nhà hàng nổi, khách sạn nổi trên ĐTNĐ; cương quyết đình chỉ hoạt động của cảng, bến thủy nội địa, phương tiện thủy nội địa không bảo đảm điều kiện về an toàn; phối hợp với các cơ quan có liên quan của các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm quy định về TTATGT, tập trung xử lý nghiêm, triệt để những vi phạm là nguyên nhân gây tai nạn.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm TTATGT ĐTNĐ; xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí của mô hình “Văn hóa giao thông đường thủy”; mô hình “Đoạn, tuyến sông văn hóa - an toàn”; mô hình “Bến khách ngang sông văn hóa, văn minh, an toàn”; tổ chức vận động người đi đò mặc áo phao, mang dụng cụ nổi cứu sinh; tích cực vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ cặp phao cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh cho đối tượng học sinh đi học bằng phương tiện thủy nội địa.
Đối với các sở GTVT, Bộ GTVT yêu cầu sở chỉ đạo cơ quan chức năng rà soát và chấn chỉnh việc chấp hành các quy định pháp luật của các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách ĐTNĐ, vận tải hành khách ngang sông; đặc biệt lưu ý đến vận tải hành khách bằng tàu cao tốc, vận tải khách du lịch.
Cùng với đó, Bộ cũng yêu cầu các sở GTVT chỉ đạo lực lượng TTGT phối hợp với các cơ quan chức năng của Cục ĐTNĐ Việt Nam tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về các quy định bảo đảm ATGT ĐTNĐ như: Thuyền viên, người lái phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo đúng quy định, giao người chưa đủ tuổi hoặc quá tuổi theo quy định điều khiển phương tiện; không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ các thiết bị, dụng cụ cứu sinh, cứu đắm hoặc có trang bị nhưng không yêu cầu hành khách sử dụng; sử dụng rượu bia và các chất gây nghiện khác khi điều khiển phương tiện; sử dụng phương tiện không đảm bảo điều kiện an toàn để chở khách, chở quá số người được phép chở…
Bên cạnh đó, Sở GTVT cần rà soát các khu vực thường xảy ra hoặc có nguy cơ tai nạn đuối nước, triển khai các giải pháp phòng ngừa tai nạn liên quan đến trẻ em khi tham gia giao thông hoặc sinh sống trên, ven các tuyến ĐTNĐ, tại các bến, điểm neo đậu phương tiện thủy nội địa, đồng thời chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động người dân sinh sống khu vực ven sông, kênh, hồ, đập, các khu vực bến khách ngang sông, dọc tuyến, các bến có nhiều học sinh hàng ngày đi học phải qua đò thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường thủy; phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, gia đình, trường học ngăn chặn hiện tượng các em học sinh tự ý sử dụng các phương tiện thô sơ, phương tiện gia dụng tham gia giao thông ĐTNĐ
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.