Tập trung xây dựng quy hoạch ngành GTVT chất lượng tốt nhất

Tác giả: Vũ Thành Vũ

saosaosaosaosao
Giao thông 24h 13/04/2021 20:44

Tập trung xây dựng, đảm bảo tiến độ, chất lượng quy hoạch là chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể tại Hội nghị báo cáo quy hoạch ngành GTVT, ngày 13/4.

Tập trung bảo đảm tiến độ, chất lượng tốt nhất

Ngày 13/4, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã chủ trì cuộc họp báo cáo tích hợp 5 quy hoạch quốc gia về giao thông vận tải (GTVT) thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

IMG_20210413_081254
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã chủ trì cuộc họp báo cáo tích hợp 5 quy hoạch quốc gia về GTVT thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh yêu cầu các cơ quan chức năng của Bộ phải tập trung đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng tốt nhất để trình Chính phủ xem xét phê duyệt quy hoạch này.

Bộ trưởng yêu cầu lãnh đạo các Cục chuyên ngành, đơn vị Tư vấn, Vụ Kế hoạch Đầu tư, Viện Chiến lược và Phát triển GTVT thống nhất đưa vào 05 Quy hoạch phần đánh giá chung về thực hiện quy hoạch phát triển GTVT trong giai đoạn vừa qua đã và chưa đạt được gì, nguyên nhân do đâu. Đồng thời, các cơ quan, đơn vị phải đánh giá tổng thể nhu cầu phát triển hài hòa các loại hình vận tải để giảm chi phí logistics.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhìn nhận, từng lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng không, hàng hải cần phải phát triển theo quan điểm phát triển ngành GTVT là khai thác hiệu quả hạ tầng giao thông, ưu tiên bổ sung những công trình dự án kết nối để khai thác hiệu quả hệ thống 5 lĩnh vực GTVT và những công trình, dự án cấp bách, trong đó phải đặt rõ chỉ tiêu, sản phẩm đạt được.

“Quy hoạch GTVT phải mang tính đột phá trong những năm tới. Do đó, đầu tư những công trình dự án có tính liên kết, khai thác tiềm năng thế mạnh để phát triển kinh tế-xã hội, từng bước giải quyết cho những vùng khác”, Bộ trưởng nêu.

IMG_20210413_081329
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ đạo tại Hội nghị.

Cùng với đó, quy hoạch GTVT cần ưu tiên cho phát triển giao thông, hình thành hệ thống đường cao tốc, hình thành các hệ thống giao thông để khai thác các cảng biển, phát triển các khu kinh tế trọng điểm. Các đơn vị tư vấn lập quy hoạch cần phải rà soát cả 5 lĩnh vực, đánh giá đúng thực tế, đưa ra giải pháp để khắc phục hạn chế, giải pháp về vốn, giải pháp thực hiện, lộ trình, hiệu quả kinh tế - xã hội của từng lĩnh vực mang lại. Mặt khác, cần có các đề xuất, khuyến nghị chất lượng về các định hướng, mục tiêu, giải pháp quy hoạch, các dự án ưu tiên đầu tư, huy động nguồn lực nhằm hoàn chỉnh hệ thống giao thông các khu vực…

Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, các cơ quan, đơn vị chức năng phải rà soát kỹ những nội dung nêu trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 cần được cụ thể hóa trong Quy hoạch từng lĩnh vực, đảm bảo tính pháp lý cao nhất, đưa vào kế hoạch thực hiện trong giai đoạn 10 năm, 20 năm, 30 năm.

Trong tháng 4, Bộ trưởng yêu cầu Vụ Kế hoạch Đầu tư, các cơ quan chuyên ngành rà soát, sớm hoàn chỉnh thủ tục pháp lý để trình Hội đồng thẩm định Quốc gia. Khẩn trương tiếp thu ý kiến, hoàn thiện nội dung 05 Quy hoạch chuyên ngành GTVT, đồng thời hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục liên quan, đảm bảo đủ điều kiện trước khi Bộ GTVT trình Chính phủ theo quy định.

Tăng cường năng lực thực chất

Theo Viện Chiến lược và phát triển GTVT, trong thời gian qua, công tác lập quy hoạch đã được quan tâm và là cơ sở quan trọng cho chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ chính trị đề ra trong từng thời kỳ, hoạch định và huy động nguồn lực cho phát triển GTVT. Hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch GTVT cũng được đẩy mạnh, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

1
Đường trên cao vành đai 3 trên cao TP Hà Nội. 

Về công tác thực hiện quy hoạch, ngành GTVT đã có những bước phát triển đột phá, nhiều công trình giao thông hiện đại như đường bộ cao tốc, cảng biển cửa ngõ quốc tế, cảng hàng không quốc tế đã được đầu tư xây dựng, năng lực hệ thống kế cấu hạ tầng giao thông được nâng lên đáng kể (xếp hạng năng lực và chất lượng hạ tầng tăng từ 95/144 năm 2011 lên 67/137 năm 2019) góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế.

Tốc độ tăng trưởng vận tải cao hơn khoảng 1,5 lần so với tăng trưởng GDP. Chất lượng vận tải được cải thiện, giảm chi phí logistics (giảm từ 21% xuống còn 17%) góp phần chuyển biến tích cực về trật tự, ATGT (số vụ, số người chết và số người bị thương do TNGT tiếp tục giảm sâu). Công tác kết nối các phương thức vận tải, kết nối quốc tế (đối với 5 phương thức) đã từng bước được quan tâm, triển khai làm tiền đề thuận lợi để phát triển trong giai đoạn tới.

Một số cảng biển, cảng hàng không tăng cường ứng dụng KHCN và đầu tư theo chiều sâu, do đó đã tăng năng lực phục vụ từ 1,2 đến 1,5 lần công suất. Hệ thống cảng biển, cảng, bến thủy nội địa hầu hết được đầu tư bằng nguồn ngoài ngân sách do hành lang pháp lý thuận lợi.

Công tác quản lý quy hoạch GTVT từng bước được Bộ GTVT, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm trong việc công bố quy hoạch, triển khai các dự án đầu tư đảm bảo tính công kha, minh bạch. Công tác lập kế hoạch, chuẩn bị đầu tư ngày càng được chú trọng, nâng cao chất lượng để đảm bảo tính khả thi của dự án.

Theo Viện Chiến lược và phát triển GTVT, mục tiêu đến năm 2030, phát triển mạng lưới GTVT từng bước đồng bộ, với một số công trình hiện. lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm QP-AN, nâng lực cạnh tranh của nền kinh tế; kiềm chế tiến tới giảm dần TNGT và hạn chế ô nhiễm trường, hình thành được một hệ thống GTVT hợp lý giữa các phương thức vận tải phân đưa nước ta cơ bản trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thi trung bình cao vào năm 2030.

Trong khi đó, tầm nhìn đến năm 2050, phát triển mạng lưới GTVT đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững và bảo đảm QP-AN, đảm bảo cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045.

Ý kiến của bạn

Bình luận