Biên bản kết luận kiểm tra thực tế của đoàn liên ngành UBND tỉnh Kon Tum. Ảnh: Trọng Hùng |
Phó Cục trưởng Cục dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Tây Nguyên ông Nguyễn Thanh Vân cho biết, lãnh đạo Cục đã tham gia đoàn kiểm tra do UBND tỉnh Kon Tum thành lập, mà trực tiếp là bản thân ông đã xuống tận các hộ dân để kiểm tra thực tế về tình trạng gạo hỗ trợ cho học sinh nấu cơm nuốt không “trôi” như Tạp chí GTVT phản ảnh.
Sau khi nhận được phản ánh của báo chí về việc gạo hỗ trợ cho học sinh trên địa bàn Tây Nguyên khi nấu cơm lên ăn không nổi vì quá khô và cứng. Ngay lập tức UBND tỉnh Kon Tum đã cho thành lập đoàn kiểm tra liên ngành theo công văn số 1182/UBND-KGVX, để xác minh vụ việc.
Thành phần đoàn gồm lãnh đạo Cục dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Tây Nguyên, đại diện Sở Giáo dục và Đào Tạo Kon Tum, UBND huyện Ia H’Drai (Kon Tum), cùng hiệu trưởng các trường học tại huyện H’Drai tỉnh Kon Tum. Kết quả sau khi kiểm tra, số lượng gạo được cấp phát, nhận đủ theo quy định. Tuy nhiên, về chất lượng gạo đoàn xác nhận tình trạng gạo sau khi nấu thành cơm bị khô, cứng, nở hơn gạo gạo bình thường, khó ăn là đúng sự thật như Tạp chí GTVT phản ảnh.
|
||
Trao đổi với PV Tạp chí GTVT, ông Nguyễn Thanh Vân- Phó cục trưởng cục dự trữ khu vực Bắc Tây Nguyên cho biết, trước mắt Cục sẽ yêu cầu chính quyền các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân về việc bảo quản gạo sau khi tiếp nhận, tránh ẩm mốc, hư hỏng. “Sau đợt kiểm tra này, chúng tôi tiếp tục lắng nghe ý kiến của dân từ chính quyền địa phương trong thời gian tới, làm cơ sở để báo cáo lên cấp xin ý kiến chỉ đạo”. ông Vân nói.
Liên quan đến vụ việc, ông Lưu Văn Quân - Trưởng phòng Kế hoạch (Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bắc Tây Nguyên) cho hay, gạo hỗ trợ cho học sinh là loại gạo IER 50404, sản xuất tại vụ Đông xuân khu vực Nam bộ năm 2015. Gạo có tỷ lệ 15% tấm, chất lượng theo tiêu chuẩn chung của Nhà nước. Năm học 2015 -2016, cục đã xuất cho tỉnh Kon Tum 2.300 tấn gạo hỗ trợ học sinh, Gia Lai là 1.300 tấn.
Trước đó, như đã phản ánh, mỗi học sinh ở huyện H’Drai nằm trong chế độ hỗ trợ gạo được nhận mỗi tháng 15kg gạo (trong vòng 9 tháng học). Tuy nhiên, khi gia đình các em nhận gạo về thay vì nấu cơm lại đem đi bán, hoặc làm thức ăn cho gia cầm nuôi trong nhà vì nấu cơm rất khô và cứng và khó ăn. “Trước mắt chính phủ mình chỉ lo cho dân ăn đủ no, mặc đủ ấm chứ còn ăn ngon mặc đẹp thì cả một vấn đề…” ông Vân chia sẻ.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.