Quang cảnh lễ động thổ. |
Tổng mức đầu tư dự án là 1.480 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 893,7 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 81 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn đầu tư là 107,2 tỷ đồng; chi phí dự phòng khoảng 216 tỷ đồng…
Tuyến đường trên có tổng chiều dài 5,8 km được triển khai theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT). Cụ thể, đoạn từ nút giao QL 10 đến hết đường qua KCN sông Trà có chiều dài khoảng 0,6 km, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị với bề rộng nền đường là 63 m. Đoạn còn lại từ KCN Trà đến điểm cuối cầu vượt sông Trà Lý dài 5,2 km, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường ô-tô tốc độ cao (cấp II đồng bằng) với bề rộng nền đường 23,5 m.
Cầu vượt sông Trà Lý có chiều dài 483,2 m, bề rộng mặt cầu 23,5 m; gồm 10 nhịp, trong đó cầu chính gồm ba nhịp; kết cấu dầm hộp đúc hẫng, cầu dẫn bảy nhịp dầm Super T, móng cọc khoan nhồi.
Ngoài ra, trên tuyến còn xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước, hệ thống báo hiệu đường bộ, an toàn giao thông theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Tuyến đường sau khi hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu giao thương, kết nối vận tải liên vùng giữa TP Thái Bình và các huyện Vũ Thư, Đông Hưng, Hưng Hà; kết nối tỉnh Thái Bình với các tỉnh lân cận thông qua tuyến đường vành đai 5 của Thủ đô Hà Nội; giảm tải cho QL 10, QL 39 và từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông theo quy hoạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn trong thời gian tới.
Sau khi công trình được nghiệm thu kỹ thuật vào năm 2019 và đưa vào sử dụng vào năm 2020, liên danh nhà đầu tư sẽ lập trạm thu phí để thu hồi vốn trong 17 năm 11 tháng.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.