Cụ thể, 3 loại nhựa bị cấm trong năm nay sẽ là hạt vi nhựa (microbeads - có trong các loại mỹ phẩm), màng nhựa bọc chai (cap seal), và nhựa phân hủy sinh học (oxo-degradable plastic). Mục tiêu của họ là năm 2022 sẽ cấm thêm được 4 loại nhựa dùng 1 lần nữa, bao gồm túi nhựa, hộp xốp, cốc nhựa và ống hút.
Toàn bộ kế hoạch này được đưa ra trong bản Lộ trình kiểm soát rác nhựa 2018 - 2030 đã được Nội các Thái Lan thông qua. Bản kế hoạch thậm chí có cả tham vọng biến Thái Lan trở thành quốc gia tái chế nhựa 100% vào năm 2027, dù là dưới nhiều hình thức khác nhau như biến nhựa thành năng lượng.
photo-1-1556021474551806401980. |
Nội các Thái Lan đã xác nhận bản kế hoạch này và giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện. Các ban ngành liên quan cũng sẽ được làm rõ nhiệm vụ của mình, nhằm thực hiện kế hoạch này theo đúng lộ trình đã đề ra.
Theo thông tin từ Cục Xúc tiến chất lượng Môi trường, mỗi người Thái trung bình thải ra 1,14kg rác mỗi ngày, đóng góp đến 27 triệu tấn rác cho thế giới mỗi năm. Tính riêng rác nhựa, mỗi người sử dụng 8 túi nhựa/ngày, tương đương với 500 triệu túi nhựa trên phạm vi toàn quốc gia.
Có một phần không nhỏ rác nhựa lọt ra biển, chiếm đến 16% rác thải trên các đại dương.
Tại sao nhựa phân hủy sinh học (oxo-degradable plastic) cũng bị cấm?
Nhựa phân hủy sinh học về cơ bản là loại nhựa có thể bị chuyển hóa bởi các vi sinh vật, giải phóng carbon để trở thành một phần vật chất hữu cơ. Hay nói cách khác, đây là loại nhựa có thể phân hủy.
Nhưng nếu vậy thì tại sao nó lại bị cấm?
Nguyên nhân là vì phương thức sản xuất loại nhựa này tại đa số các quốc gia khiến cho nó không thực sự phân hủy được. Loại nhựa này đúng là kém bền hơn, vẫn phân rã, nhưng không thực sự đi vào vòng tuần hoàn của hệ sinh thái và vẫn có hại cho môi trường.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.