ảnh minh họa |
Liên quan đến chính sách hàng không, báo cáo của Nhóm công tác Du lịch thuộc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên năm 2018 (VBF 2018) cho biết, Nghị quyết 08/NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị đặt ra các mục tiêu rõ ràng cho ngành du lịch Việt Nam trong ngắn hạn, trong đó bao gồm đạt được 20 triệu lượt khách quốc tế, 82 triệu lượt khách trong nước, 35 tỷ USD từ các khoản thu du lịch và 20 tỷ USD là giá trị xuất khẩu mỗi năm.
Nếu không chủ động quan tâm đến chính sách của ngành hàng không và đầu tư mở rộng công suất và cơ sở hạ tầng sân bay thì đây sẽ là một nút thắt cổ chai lớn, gây trở ngại trong việc đưa du khách đến Việt Nam và đến các trọng điểm đã được phát triển là các điểm du lịch chủ chốt.
Nhóm công tác dẫn ra một số quốc gia trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines với số lượng giấy phép hoạt động hàng không thương mại đã được cấp lần lượt là 13, 4, 6, 15, 5 và cho biết, Việt Nam có số hãng hàng không ít nhất, cùng với Singapore (không có hàng không nội địa), và trong số bốn hãng hàng không, Vietnam Airlines có số cổ phần đáng kể trong Jetstar Pacific và Bamboo Airways chỉ vừa mới được phê duyệt gần đây.
“So với Thái Lan, một quốc gia có dân số khoảng 70% dân số Việt Nam mà đã có hơn gấp ba lần số lượng hãng hàng không được phê duyệt. Sự thiếu cạnh tranh tương đối này có thể khiến cho chi phí đi lại cao hơn, với nhiều sự cạnh tranh hơn, và có nhiều trường hợp các gói tour du lịch nội địa lại đắt hơn các gói tour du lịch quốc tế khi so sánh cùng một khoảng cách di chuyển và cùng thời gian lưu trú”, báo cáo nêu.
Ngoài sự thiếu cạnh tranh tương đối trong vận tải hàng không, vấn đề cơ sở hạ tầng của sân bay cũng là một vấn đề then chốt có thể là yếu tố quyết định chính đến khả năng tiếp tục phát triển ngành du lịch của Việt Nam.
Hiện tại, Việt Nam có 21 sân bay với tổng công suất phục vụ 75 triệu hành khách/năm, thấp hơn công suất của Sân bay Changi ở Singapore, Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur ở Malaysia lẫn Sân bay Suvarnabumhi ở Thái Lan. Sân bay Tân Sơn Nhất là sân bay quốc tế và nội địa nhộn nhịp nhất nhưng vẫn bị quá tải liên tục, và Sân bay Quốc tế Long Thành đã được Quốc hội thông qua vào đầu năm 2015 nhưng các Báo cáo Đầu tư vẫn chưa được hoàn thành.
“Đây là một ví dụ điển hình về nguy cơ tắc nghẽn nghiêm trọng mà hoạt động phát triển và đầu tư sân bay gây ra trong quá trình tiếp tục phát triển ngành du lịch Việt Nam”, nhóm công tác cho biết.
Do đó, riêng về chính sách hàng không, nhóm công tác đề xuất, mở ra năng lực cạnh tranh và phục vụ nhiều hơn trong ngành hàng không bằng cách đơn giản hóa quy trình phê duyệt cấp phép hoạt động hàng không, tăng mức sở hữu nước ngoàI trong các hãng hàng không và thúc đẩy mạnh chương trình “các bầu trời mở” toàn bộ ở ASEAN.
Thứ hai, đẩy mạnh phát triển Sân bay Quốc tế Long Thành. Do thấy rằng nguồn kinh phí có thể là vấn đề khi phát triển sân bay nên cần tạo điều kiện thu hút tài trợ từ tư nhân và nước ngoài để phát triển sân bay và cơ sở hạ tầng liên quan, bao gồm các sân bay triển khai hoạt động khai thác tàu bay (FBO) để có thể giúp kết hợp các điểm du lịch với các sân bay quốc tế lớn.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.