Thái Lan lại bị đe doạ đánh bom, cảnh sát bất lực

Xã hội 26/08/2015 14:29

Tiếp tục là những diễn biến mới nhất về vụ đánh bom đền Erawan ở Bangkok, Thái Lan.

thailandbombing3
Phóng viên Hồng Kông tại buồng giam

Phóng viên bị bắt vì mang áo chống đạn 

Phóng viên ảnh Anthony Kwan Hok-chun, nhân viên Tập đoàn truyền thông Initium tại Hồng Kông mới được tại ngoại sau thời gian bị tạm giữ vì có liên quan tới “vận chuyển vũ khí”. Tuy nhiên, anh rất có thể sẽ bị đưa ra tòa án binh vì phạm luật Quản lý vũ khí của Thái Lan.

Theo Bangkokpost, phóng viên ảnh Hok Chun sang Thái Lan để đưa tin về hậu quả của vụ đánh bom đền Erawan tại Bangkok vào tuần trước, khiến 22 người thiệt mạng và 120 người khác bị thương. Tuy nhiên, khi tới sân bay Suvarnabhumi để trở về Hồng Kông, hôm chủ nhật (23/8)  anh bị lực lượng cảnh sát Thái Lan bắt giữ và bị buộc tội tàng trữ vũ khí trái phép. Với tội danh này tại Thái Lan, tòa án quân sự có thể phạt tới mức tù lên tới 5 năm.

Luật kiểm soát vũ khí năm 1987 của Thái Lan nghiêm cấm việc sở hữu các thiết bị quân sự mà không có giấy phép.

Tuy nhiên, Câu lạc bộ phóng viên nước ngoài của Thái Lan (FCCT) hôm 24/8 đã lên tiếng kêu gọi các nhà chức trách Thái Lan nên hợp pháp hóa việc sử dụng áo chống đạn và những thiết bị bảo vệ cho phóng viên.

Theo FCCT, áo chống đạn và mũ bảo hiểm được các nhà báo, phóng viên sử dụng trong trường hợp như của anh Hok Chun, không phải là vũ khí tấn công và anh Hok Chun không nên bị đối xử như thế. Bên cạnh đó, FCCT dẫn chứng, nhiều nhà báo trong nước vẫn công khai mặc áo chống đạn khi tác nghiệp mà không cần sự cho phép của chính quyền Thái Lan.

Cũng theo FCCT, việc sử dụng áo chống đạn và mũ bảo hiểm là thói quen cho các nhà báo trên toànthế giới để bảo vệ họ trong những tình huống nguy hiểm khi tác nghiệp tại các chiến trường.

Vào năm 2010, hai nhà báo nước ngoài đã bị thiệt mạng tại Bangkok khi đưa tin về tình hình chính trị bất ổn của nước này.

Thẩm vấn tài xế taxi đã chở nghi phạm chính

Dễn biến cuộc điều tra vụ đánh bom ở Bangkok, ngày 25/8, Cảnh sát Thái Lan đã tiến hành thẩm vấn một người lái taxi, được cho là đã chở nghi phạm gây ra vụ đánh bom tại đền thờ Erawan (Thái Lan).

Theo thông tin từ người lái xe taxi, anh ta đã chở một người đàn ông người nước ngoài nói tiếng Thái có mô tả trùng khớp với nhận dạng được cảnh sát Thái Lan công bố trước đó. 

Tuy nhiên những thông tin này vẫn không giúp ích gì nhiều cho việc truy tìm nghi phạm. Đã hai tuần trôi qua kể từ ngày diễn ra vụ đánh bom thảm khốc nhưng công tác điều tra vẫn dậm chân tại chỗ. Theo cảnh sát, nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu hụt thông tin khi 15/20 chiếc camera giám sát đã bị hư hỏng vào thời điểm xảy ra vụ việc. 5 chiếc còn lại chỉ cho ra hình ảnh kém chất lượng.

betac
Cảnh sát Thái Lan bế tắc trong công tác điều tra

Thái Lan lại bị bom đe doạ

Trong bối cảnh công tác điều tra dậm chân tại chỗ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về vụ đánh bom ở đến Erawan nói riêng và tình hình an ninh khu vực nói chung thông qua một tuyên bố chung được ban hành bởi Malaysia vào ngày 25/8. 

ASEAN kịch liệt lên án hành động đánh bom khiến 20 người chết và 131 người bị thương ở đền Erawan nói riêng và hành động khủng bố dưới mọi hình thức, biểu hiện để phục vụ cho động cơ của bất cứ cá nhân/tổ chức nào.

Lo ngại của ASEAN ngày càng lớn khi vào ngày 24/8, cảnh sát Thái Lan thông báo đã phát hiện và vô hiệu hóa một quả bom khác ở thủ đô Bangkok, một tuần sau vụ nổ làm 20 người thiệt mạng tại đây.

Chỉ huy đội phụ trách về thuốc nổ của cảnh sát Thái Lan, ông Kamthorn Aucharoen xác nhận: "Chiều nay, chúng tôi đã nhận được thông tin về một quả bom khác được phát hiện ở khu Sukhumvit 81. Tôi đã tới kiểm tra và phát hiện một quả bom lớn". Sukhumvit 81 là nhánh của một trong những tuyến phố chính ở thủ đô Bangkok.

Ý kiến của bạn

Bình luận