Cảng Miami của Mỹ |
South China Morning Post dẫn số liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố hôm 6.2 cho biết thâm hụt thương mại của Mỹ trong tháng 12/2017 đã tăng 5,3% lên 53,1 tỷ USD, mức cao nhất kể từ tháng 10/2008 do nhập khẩu vượt xa xuất khẩu.
Cũng trong năm 2017, khoảng cách giữa hàng hóa và dịch vụ tăng 12% lên 566 tỷ USD, mức tăng lớn nhất kể từ năm 2008. Xu hướng này có thể sẽ còn tiếp tục kéo dài trong năm nay. Trên toàn cầu, thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ trong năm ngoái tăng vọt lên 8,1% so với năm trước đó, lên 796,15 tỷ USD, mức kỷ lục kể từ năm 2008. Xuất khẩu tăng 6,6% lên 1.500 tỷ USD và nhập khẩu tăng 7,1% lên 2.300 tỷ USD.
Mặc dù tăng trưởng nước ngoài được cải thiện và đồng USD suy yếu đã trở thành “điềm lành” cho xuất khẩu, nhưng những nỗ lực của Tổng thống Donald Trump trong việc tìm kiếm các điều kiện kinh doanh có lợi hơn cho Mỹ trước các đối tác thương mại toàn cầu và luật thuế mới của ông có thể lại khiến thâm hụt tăng lên.
Gần đây, ông Trump đã áp thuế mới cho các tấm pin năng lượng mặt trời và máy giặt nhập khẩu từ nước ngoài, làm dấy lên mối lo ngại Mỹ có thể thúc đẩy một cuộc chiến tranh thương mại. Chưa kể chính quyền ông Trump đã nhiều lần đe dọa sẽ rút ra khỏi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
Những “đòn” thương mại đánh vào Trung Quốc và Mexico, hai mục tiêu chính của ông Trump, đã làm sự mất cân bằng trở nên tồi tệ hơn trong năm 2017. Cụ thể, khoảng cách thương mại hàng hóa giữa Mỹ với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng 8,1% lên mức kỷ lục 375,2 tỷ USD. Trong khi đó, Bộ Thương mại Mỹ cho biết thâm hụt hàng hóa giữa Mỹ và Mexico tăng 10%, đạt 71,06 tỷ USD, mức cao nhất kể từ năm 2007. Số liệu cũng cho thấy Nhật Bản là nước có thâm hụt thương mại lớn thứ ba so với Mỹ, với mức thâm hụt trong năm ngoái là 68,85 tỷ USD.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.