Dự án được khởi công tháng 12/2015 và chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 9/2017. |
Công ty cổ phần khai thác nhà ga quốc tế Đà Nẵng cho biết, công tác khảo sát, áp giá đền bù, vẽ bản đồ thực địa, phương án bố trí làm việc mới cho các đơn vị nằm trong diện giải tỏa để xây dựng nhà ga mới được thực hiện đúng tiến độ. Dự kiến, dự án được khởi công tháng 12/2015 và chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 9/2017.
Dự án nhà ga mới nằm bên phải nhà ga hiện hữu, được thiết kế với tổng diện tích khoảng 44.000m2 sàn, gồm khối nhà 2 tầng, 2 cao trình đi và đến tách riêng biệt, 10 cửa ra máy bay, công suất 4 triệu lượt khách/năm, tổng mức đầu tư khoảng 3.200 tỷ đồng.
Song song với quá trình xây dựng nhà ga mới, Sân bay quốc tế Đà Nẵng tiếp tục đầu tư thêm cho khu vực nhà ga hiện hữu một số trang thiết bị hiện đại như dây chuyền ống đưa và đón khách, dây chuyền vận chuyển hàng hóa, máy soi chiếu...
Theo quy hoạch đến năm 2020, nhà ga sân bay quốc tế Đà Nẵng sẽ đạt 6 triệu lượt khách, nhưng nay đã đạt 6 triệu và sắp tới còn phục vụ hội nghị APEC. Điều này cho thấy, nếu không có APEC, ngành giao thông vận tải vẫn phải đầu tư, vì đây là dự án trọng điểm, phục vụ đắc lực cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nên cần phải thực hiện ngay.
Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng khẳng định, việc xây dựng dự án nhà ga quốc tế mới rất cấp thiết. Thành phố cũng đã có văn bản đồng ý quy hoạch theo yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải, còn vị trí đất xây dựng thành phố sẽ giao các đơn vị trực thuộc thực hiện.
Về việc mở rộng cảng hàng không quốc tế, Ủy ban Nhân dân thành phố đề nghị Bộ Giao thông Vận tải cấp quy hoạch tổng thể sau phê duyệt để làm quyết định thu hồi đất và bàn giao cho cảng vụ thực hiện đúng quy định của Nhà nước.
Cùng với đó, thành phố cũng giao cho Sở Tài Nguyên và Môi trường nhanh chóng thành lập hội đồng giải phóng mặt bằng hỗ trợ di dời, đền bù.
Phòng đợi tàu của Ga Đà Nẵng quá nhỏ nên luôn trong tình trạng chen chúc. |
Về dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng, theo Ban Quản lý các dự án Đường sắt Việt Nam, đến nay phương án di dời đã hoàn thành. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, ngoài dự án di dời ga Đà Nẵng còn có dự án đường sắt mới xuyên hầm Hải Vân.
Vì vậy, Đà Nẵng đang nghiên cứu 2 dự án đồng thời là dự án đường sắt xuyên hầm Hải Vân và di dời nhà ga; trong đó dự án xuyên hầm dài 22km, tổng kinh phí 9.500 tỷ đồng và đường sắt mới khoảng 16km tổng kinh phí di dời 6.800 tỷ đồng.
Với phương án này, sẽ không phải xây dựng đoạn kết nối giữa đường sắt hiện hữu và tuyến tránh, qua đó giảm được 1.600 tỷ đồng, giảm 8km, tuy nhiên phải điều chỉnh quy hoạch.
Sân bay quốc tế Đà Nẵng cho biết, công tác khảo sát, áp giá đền bù, vẽ bản đồ thực địa, phương án bố trí làm việc mới cho các đơn vị nằm trong diện giải tỏa để xây dựng nhà ga mới được thực hiện đúng tiến độ.
Dự kiến, dự án được khởi công tháng 12/2015 và chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 9/2017.
Song song với quá trình xây dựng nhà ga mới, Sân bay quốc tế Đà Nẵng tiếp tục đầu tư thêm cho khu vực nhà ga hiện hữu một số trang thiết bị hiện đại như dây chuyền ống đưa và đón khách, dây chuyền vận chuyển hàng hóa, máy soi chiếu...
Theo đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải, đây là dự án quan trọng trong phát triển chiến lược mà Bộ đã hoạch định. Theo quy hoạch đến năm 2020 nhà ga sẽ đạt 6 triệu lượt khách, nhưng nay đã đạt 6 triệu và sắp tới còn phục vụ hội nghị APEC.
Điều này cho thấy, nếu không có APEC, ngành giao thông vận tải vẫn phải đầu tư, vì đây là dự án trọng điểm, phục vụ đắc lực cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nên cần phải thực hiện ngay.
Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng khẳng định, việc xây dựng dự án nhà ga quốc tế mới rất cấp thiết. Thành phố cũng đã có văn bản đồng ý quy hoạch theo yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải, còn vị trí đất xây dựng thành phố sẽ giao các đơn vị trực thuộc thực hiện.
Về việc mở rộng cảng hàng không quốc tế, Ủy ban Nhân dân thành phố đề nghị Bộ Giao thông Vận tải cấp quy hoạch tổng thể sau phê duyệt để làm quyết định thu hồi đất và bàn giao cho cảng vụ thực hiện đúng quy định của Nhà nước.
Cùng với đó, thành phố cũng giao cho Sở Tài Nguyên và Môi trường nhanh chóng thành lập hội đồng giải phóng mặt bằng hỗ trợ di dời, đền bù.
Nhà ga sân bay Đà Nẵng hiện tại có công suất phục vụ tối đa 6 triệu khách/năm. Dự báo, năm 2016 có khoảng 6 triệu, năm 2020 hơn 9 triệu và năm 2030 tăng lên gần 20 triệu lượt khách qua ga. Với dự báo này, nhà ga hiện tại đã chạm ngưỡng quá tải. Do đó việc xây dựng thêm một nhà ga hành khách tại Đà Nẵng là rất cần thiết và cấp bách.
Dự án nhà ga mới nằm bên phải nhà ga hiện hữu, được thiết kế với tổng diện tích khoảng 44.000m2 sàn, gồm khối nhà 2 tầng, 2 cao trình đi và đến tách riêng biệt, 10 cửa ra máy bay, công suất 4 triệu lượt khách/năm, tổng mức đầu tư khoảng 3.200 tỷ đồng.
Về dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng, theo Ban Quản lý các dự án Đường sắt Việt Nam, đến nay phương án di dời đã hoàn thành. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, ngoài dự án di dời ga Đà Nẵng còn có dự án đường sắt mới xuyên hầm Hải Vân.
Vì vậy, Đà Nẵng đang nghiên cứu 2 dự án đồng thời là dự án đường sắt xuyên hầm Hải Vân và di dời nhà ga; trong đó dự án xuyên hầm dài 22km, tổng kinh phí 9.500 tỷ đồng và đường sắt mới khoảng 16km tổng kinh phí di dời 6.800 tỷ đồng.
Với phương án này, sẽ không phải xây dựng đoạn kết nối giữa đường sắt hiện hữu và tuyến tránh, qua đó giảm được 1.600 tỷ đồng, giảm 8km, tuy nhiên phải điều chỉnh quy hoạch.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.