Thành phố đầu tiên ở Mỹ buộc dân lắp pin mặt trời trên nóc nhà

Diễn đàn khoa học 30/07/2016 15:18

Việc tận dụng khoảng trống ở nóc nhà cho năng lượng sạch là một cách khá hay để cải thiện môi trường

thanhphodautientrenthegioibatbuocdanlappinmattroit

"Việc tận dụng khoảng trống ở nóc nhà cho năng lượng sạch là một cách khá hay để cải thiện môi trường. Chúng ta cần đẩy mạnh việc áp dụng luật lệ trên để tăng tốc sự phát triển của quốc gia trong tương lai", Scott Weiner, người giám sát thành phố San Francisco, cho biết. 

Những tấm pin mặt trời đã trở thành một thứ gì đó quen thuộc với chúng ta, tuy nó có những nhược điểm cố hữu, ví dụ như tỉ lệ hiệu quả năng lượng chưa cao, nhưng nó khiến chúng ta giảm bớt một phần hóa đơn tiền điện nếu xét về mặt lâu dài.

Những công ty về công nghệ, ví dụ như Apple, Google, Facebook, v.v... đã tiên phong ứng dụng pin mặt trời trên những tòa trụ sở chính của họ, để khiến công ty trở nên xanh hơn, thân thiện hơn với môi trường.

Nhận thấy được các lợi ích trên, chính quyền thành phố San Francisco trong thời gian tới sẽ yêu cầu bắt buộc người dân phải lắp đặt pin mặt trời trên nóc nhà của mình. Đây là thành phố đầu tiên ở Mỹ và cũng là thành phố duy nhất trên thế giới bắt buộc làm điều này. Theo luật hiện nay, chính quyền bang California yêu cầu những tòa nhà xây mới phải có ít nhất 15% diện tích nóc được phủ pin mặt trời.

Nhận thấy điều đó chưa đủ, sắp tới đây người dân tại thành phố này phải phủ gần như toàn bộ nóc nhà bởi pin mặt trời, đây là động thái của chính quyền thành phố với hy vọng họ sẽ biến San Francisco trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới với 100% nhà có sử dụng năng lượng sạch.

"Việc tận dụng khoảng trống ở nóc nhà cho năng lượng sạch là một cách khá hay để cải thiện môi trường. Chúng ta cần đẩy mạnh việc áp dụng luật lệ trên để tăng tốc sự phát triển của quốc gia trong tương lai", Scott Weiner, người giám sát thành phố San Francisco, cho biết.

Các báo đài đã có những phản ứng tích cực với dự luật sắp tới của San Francisco. Tuy điều này khó thực hiện và tốn kém, nhưng về mặt lâu dài nó sẽ khiến thanh phố sử dụng ít điện hơn, giảm gánh nặng lên những nhà máy thủy điện/nhiệt điện và khiến tăng tốc độ hiện đại hóa cho thành phố trong tương lai. Dự kiến bộ luật trên sẽ có hiệu lực vào đầu năm 2017.

Ý kiến của bạn

Bình luận