Thanh tra giao thông luyện thêm kỹ năng xử lý xe quá tải

Tác giả: Văn Quyết

saosaosaosaosao
Giao thông 24h 16/09/2017 08:16

Những vấn đề bất cập, khó khăn của lực lượng TTGT được Tổng cục đường bộ Việt Nam hướng dẫn cụ thể để xử lý những vi phạm đúng theo pháp luật.

h1
Lực lượng Thanh tra giao thông được hướng dẫn về quy định xử phạt quá tải, nhiều trường hợp thực tế bất cập được giải thích.

Ngày 15/9 Tổng cục đường bộ Việt Nam phối hợp với Thanh tra giao thông Đồng Nai tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ kiểm soát tải trọng phương tiện năm 2017 với sự tham dự của lực lượng công chức Thanh tra giao thông Cục Quản lý đường bộ IV, Thanh tra giao thông Đồng Nai và Thanh tra giao thông TP.HCM.

Tại buổi tập huấn ông Đặng Văn Chung, Phó vụ trưởng Vụ ATGT (Tổng cục đường bộ Việt Nam) đã hướng dẫn Thông tư 06 về quy trình thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ xác định vi phạm về tải trọng phương tiện làm căn cứ xử phat. Hướng dẫn một số nội dung có liên quan quy định Thông tư 46 về tải trọng xe và hướng dẫn quy định xử phạt đối với vi phạm khối lượng hàng hóa tại Nghị định 46 để lực lượng chức năng hiểu thực hiện đúng pháp luật để tránh tình trạng phạt oan sai.

Theo ông Chung tình trạng xe quá tải hiện nay đang có chiều hướng diễn biến phức tạp tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Giấy kiểm định giả vào cảng lấy hàng rất nhiều, nếu phát hiện tình trạng trên để kiếm chứng lực lượng chức năng cần căn cứ thông tin trên mạng của Cục đăng kiểm, nếu thông tin không có trên mạng thì gọi điện thoại trực tiếp tra cứu để có phương án xử lý đúng quy định.

h2
Ông Đặng Văn Chung, Phó vụ trưởng Vụ ATGT (Tổng cục đường bộ Việt Nam) trả lời về quy định xử phạt cho lực lượng Thanh tra giao thông. 

Tại hội nghị tập huấn Thanh tra giao thông TP.HCM kiến nghị Tổng cục đường bộ Việt Nam nên điều chỉnh tại điều 7 Thông tư 46 về cách tính tổng tải trọng để lực lượng chức năng nhập dữ liệu chính xác, bổ sung quy định lực lượng Thanh tra giao thông có thể dựa vào phiếu cân của cảng để lập biên bản vi phạm. Đề nghị các trạm cân tại TP.HCM nên trang bị cân bàn hơn cân tĩnh để minh bạch trong việc cân xe và tránh sai số.

Hiện nay tất cả các trạm cân đều kiểm định, nhưng công tác duy tu bảo dưỡng thường xuyên là không có vì vậy nhà cung cấp các thiết bị cần có công tác bảo dưỡng theo định kỳ. Tổng cục đường bộ cần có chế độ giám sát tại tất cả các trạm cân để góp ý quá trình thao tác kỹ năng, nghiệp vụ. 

H3
Đại diện Thanh tra giao thông TP.HCM đóng góp ý kiến tại hội nghị.

Trả lời những kiến nghị trên ông Chung giải thích "Đối với trục kép và trục 3 nếu có thông tin đăng kiểm thì lực lượng sử dụng còn nếu trường hợp phải đo thì cần cân nhắc, tương đối xử lý sao có lợi nhất cho doanh nghiệp. Cân của cảng là cân hợp pháp, nếu xe lấy hàng trong cảng đi ra vi phạm quá tải đều có thể sử dụng phiếu cân của cảng chuyển qua vi phạm phiếu cân 1b và tài xế ký vào xác nhận đúng lỗi thì cũng có thể lập biên bản xử phạt. Bảo trì cân theo hợp đồng thì vẫn thực hiện, nhưng cái gì phức tạp thay thế thì các đơn vị đều phải trả tiền. Chúng tôi cũng đã kiến nghị phải có cơ sở tại TP.HCM nhưng vì thiếu nhân lực nên đơn vị cân chưa thể triển khai. Theo thông tư 46 nếu hệ thống cân có phần mềm tương thích thì làm văn bản đăng ký kết nối mạng kết nối mạng vào Tổng cục đường bộ Việt Nam thì nếu phát hiện sai phạm chúng tôi sẽ góp ý.

H4
Ông Dương Mạnh Hưng, Chánh thanh tra giao thông Đồng Nai nhấn mạnh "Buổi tập huấn giúp lực lượng Thanh tra có thêm kỹ năng xử lý".

Phát biểu tại buổi lễ, ông Dương Mạnh Hưng, Chánh thanh tra giao thông vận tải Đồng Nai đánh giá: “Buổi tập huấn rất bổ ích, những sự việc, tình huống còn bất cập, khó khăn trong quá kiểm tra xử lý của lực lượng Thanh tra giao thông đều được Tổng cục đường bộ Việt Nam hướng dẫn, giải thích và bổ sung những kỹ năng, nghiệp vụ để lực lượng chức năng thấu hiểu xử lý đúng theo định".

Ý kiến của bạn

Bình luận