Thay thế nhà thầu, dự án BOT Hòa Lạc-Hòa Bình có về đích đúng hẹn?

Thị trường 05/04/2018 06:21

Nhằm thúc tiến độ dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc-Hòa Bình theo hình thức BOT hoàn thành vào ngày 31/7 tới đây, Ban Quản lý dự án và nhà đầu tư đã liên tục đốc thúc nhà thầu trên công trường. Đặc biệt, những đơn vị không đảm bảo tiến độ sẽ bị thay thế, điều chuyển khối lượng cho đơn vị khác để triển khai thi công.

164616_29830916-864957287024135-88658514-o
Ảnh minh họa

Thay thế nhà thầu yếu kém

Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án 2 (Bộ Giao thông Vận tải) - đơn vị quản lý và điều hành dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc-Hòa Bình, dự án xây dựng đường Hòa Lạc-Hòa Bình có chiều dài 25,6km trong đó đoạn qua tỉnh Hòa Bình đã bàn giao toàn bộ 19,3km. Phần mặt bằng chưa giải phóng chỉ còn vướng một số điểm cục bộ ở địa phận Hà Nội khi vẫn còn 300m thuộc huyện Thạch Thất (Hà Nội) của một số hộ dân và diện tích đất quốc phòng gây ảnh hưởng tiến độ thi công dự án.

Hiện tại, Ban Quản lý dự án 2 đang phối hợp nhà đầu tư, địa phương vận động người dân đồng thuận với chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, sớm bàn giao mặt bằng cho dự án.

Lý giải về việc chậm tiến độ bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư, ông Lưu Việt Khoa, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án 2 cho biết, phần đất của Lữ đoàn 144 dài 30m phía đơn vị đã nhận tiền bồi thường tháng từ 7/2017 nhưng đến nay chưa bàn giao khu nhà công vụ (4 căn). Một số hộ dân dù nhận tiền đền bù nhưng không bàn giao mặt bằng vì khiếu nại chế độ tái định cư.

Đây không phải lần đầu tiên, Bộ Giao thông Vận tải thúc giục Hà Nội đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư BOT. Trong các cuộc họp trước đó, lãnh đạo Bộ này và Hà Nội đã “chốt” thời gian giải phóng xong mặt bằng xong từ tháng 6 và 8/2016.

“Việc chậm bàn giao mặt bằng sẽ đẩy nhà thầu lâm vào hoàn cảnh thi công ‘xôi đỗ’, máy móc ‘án binh bất động’ chờ mặt bằng,” ông Khoa đánh giá.

Theo ông Khoa, đến nay, dự án đã chậm tiến độ hơn một năm so với hợp đồng BOT (hợp đồng hoàn thành dự án vào 31/8/2016) đã ký giữa Bộ Giao thông vận tải và nhà đầu tư. Nguyên nhân chủ yếu được ông chỉ ra đó là do nhà đầu tư không có tiền để triển khai khi ngân hàng SHB (đơn vị tài trợ vốn tín dụng) dừng giải ngân trong thời gian dài.

Ông Bùi Quang Bát, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn BOT Quốc lộ 6 Hòa Lạc-Hòa Bình (nhà đầu tư dự án) cho biết, đến nay, sản lượng thi công toàn dự án đạt trên 70%.

“Khó khăn nhất là hai gói thầu số 7 và số 8 trên địa bàn thành phố Hà Nội bị chậm do vướng mặt bằng kéo dài và năng lực tài chính của các nhà thầu chưa đảm bảo. Để đẩy nhanh tiến độ, nhà đầu tư đã thay thế các nhà thầu Nam Việt (gói 7) và liên danh Thành Nam-Sao Vàng (gói 8) bằng nhà thầu Tổng công ty 36,” ông Bát cho hay.

Đề cập về việc góp vốn chủ sở hữu, theo ông Bát, nhà đầu tư Tổng công ty 36 đã bỏ tiền mua lại 9,5% cổ phần (khoảng 34 tỷ đồng) của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hà Nội (Hanco) và phần vốn chủ sở hữu còn thiếu của Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc đã được góp thêm, đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp dự án theo đúng quy định.

Chậm về đích sẽ dừng thu phí Quốc lộ 6

Nhấn mạnh trong thời gian tới Ban Quản lý dự án 2 sẽ tiếp tục đề nghị nhà đầu tư xử lý các đơn vị vi phạm cam kết tiến độ để đảm bảo tiến độ hoàn thành dự án theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, theo ông Khoa, sau 31/8 tới, nếu nhà đầu tư không hoàn thành dự án, Ban Quản lý dự án 2 sẽ báo cáo Bộ chấm dứt hợp đồng và xử lý các đơn vị liên quan theo quy định của pháp luật.

“Nguồn vốn chủ sở hữu đã đóng đầy đủ, mặt bằng cơ bản được bàn giao và ngân hàng tài trợ vốn là SHB cũng cam kết nối lại giải ngân cho dự án ngay khi Bộ Giao thông Vận tải điều chỉnh tổng mức đầu tư và ký phụ lục hợp đồng dự án, nhà đầu tư đang nỗ lực hoàn thành công trình theo yêu cầu tiến độ đặt ra trước 30/6 phải thông xe đoạn Hòa Bình và 31/7 hoàn thành đoạn tuyến địa phận Hà Nội,” ông Khoa khẳng định.

Trước đó, tại cuộc họp về tình hình thực hiện dự án BOT Hòa Lạc-Hòa Bình, nhấn mạnh dự án đã được gia hạn tiến độ tới lần 3 để cho các nhà đầu tư thu xếp triển khai, hoàn chỉnh công trình và các nhà đầu tư dự án đã vi phạm nghiêm trọng hợp đồng ban đầu đã ký, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cảnh cáo các nhà đầu tư.

 

Khẳng định dự án vẫn được chốt hoàn thành vào ngày 31/8/2018, theo Bộ trưởng, nếu dự án không đúng tiến độ, Bộ Giao thông Vận tải sẽ hủy hợp đồng đã ký với nhà đầu tư và không cho nhà đầu tư thu phí trên Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai-Hòa Bình.

“Bộ Giao thông Vận tải không dồn ép, nhưng Ban Quản lý dự án nào không làm theo kế hoạch tổng thể, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công trình, Giám đốc Ban đó sẽ bị kỷ luật, cách chức. Dứt khoát không chấp nhận cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ,” Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể thẳng thắn./.

Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc-Hòa Bình được khởi công vào tháng 5/2014, hoàn thành vào 31/8/2016 (28 tháng), sau đó được lùi thời gian khai thác toàn tuyến vào 31/8/2017. Tổng mức đầu tư dự án hơn 2.989 tỷ đồng.

Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc-Hòa Bình có điểm đầu tại ngã tư Hòa Lạc (km17+85-Quốc lộ 21), điểm cuối tại km32 +367, tương ứng với km67+510-lý trình Quốc lộ 6 thuộc xã Trung Minh, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Theo thiết kế, tuyến có chiều dài khoảng 31km, đoạn 6,7km đầu đi trùng với đường Hòa Lạc-Làng Văn hóa (hiện là đường cấp 3 đồng bằng) tận dụng hoàn toàn; đoạn tiếp theo xây dựng mới qua các huyện Thạch Thất (Hà Nội) và Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình có chiều dài khoảng 25,6km. Đoạn tuyến này sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 11m.

Nhằm thúc tiến độ dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc-Hòa Bình theo hình thức BOT hoàn thành vào ngày 31/7 tới đây, Ban Quản lý dự án và nhà đầu tư đã liên tục đốc thúc nhà thầu trên công trường. Đặc biệt, những đơn vị không đảm bảo tiến độ sẽ bị thay thế, điều chuyển khối lượng cho đơn vị khác để triển khai thi công.

Thay thế nhà thầu yếu kém

Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án 2 (Bộ Giao thông Vận tải)-đơn vị quản lý và điều hành dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc-Hòa Bình, dự án xây dựng đường Hòa Lạc-Hòa Bình có chiều dài 25,6km trong đó đoạn qua tỉnh Hòa Bình đã bàn giao toàn bộ 19,3km. Phần mặt bằng chưa giải phóng chỉ còn vướng một số điểm cục bộ ở địa phận Hà Nội khi vẫn còn 300m thuộc huyện Thạch Thất (Hà Nội) của một số hộ dân và diện tích đất quốc phòng gây ảnh hưởng tiến độ thi công dự án.

[Liên tục lùi tiến độ thông xe dự án đầu tư BOT Hòa Lạc-Hòa Bình]

Hiện tại, Ban Quản lý dự án 2 đang phối hợp nhà đầu tư, địa phương vận động người dân đồng thuận với chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, sớm bàn giao mặt bằng cho dự án.

Lý giải về việc chậm tiến độ bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư, ông Lưu Việt Khoa, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án 2 cho biết, phần đất của Lữ đoàn 144 dài 30m phía đơn vị đã nhận tiền bồi thường tháng từ 7/2017 nhưng đến nay chưa bàn giao khu nhà công vụ (4 căn). Một số hộ dân dù nhận tiền đền bù nhưng không bàn giao mặt bằng vì khiếu nại chế độ tái định cư.

Đây không phải lần đầu tiên, Bộ Giao thông Vận tải thúc giục Hà Nội đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư BOT. Trong các cuộc họp trước đó, lãnh đạo Bộ này và Hà Nội đã “chốt” thời gian giải phóng xong mặt bằng xong từ tháng 6 và 8/2016.

“Việc chậm bàn giao mặt bằng sẽ đẩy nhà thầu lâm vào hoàn cảnh thi công ‘xôi đỗ’, máy móc ‘án binh bất động’ chờ mặt bằng,” ông Khoa đánh giá.

Theo ông Khoa, đến nay, dự án đã chậm tiến độ hơn một năm so với hợp đồng BOT (hợp đồng hoàn thành dự án vào 31/8/2016) đã ký giữa Bộ Giao thông Vận tải và nhà đầu tư. Nguyên nhân chủ yếu được ông chỉ ra đó là do nhà đầu tư không có tiền để triển khai khi ngân hàng SHB (đơn vị tài trợ vốn tín dụng) dừng giải ngân trong thời gian dài.

Ông Bùi Quang Bát, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn BOT Quốc lộ 6 Hòa Lạc-Hòa Bình (nhà đầu tư dự án) cho biết, đến nay, sản lượng thi công toàn dự án đạt trên 70%.

“Khó khăn nhất là hai gói thầu số 7 và số 8 trên địa bàn thành phố Hà Nội bị chậm do vướng mặt bằng kéo dài và năng lực tài chính của các nhà thầu chưa đảm bảo. Để đẩy nhanh tiến độ, nhà đầu tư đã thay thế các nhà thầu Nam Việt (gói 7) và liên danh Thành Nam-Sao Vàng (gói 8) bằng nhà thầu Tổng công ty 36,” ông Bát cho hay.

Đề cập về việc góp vốn chủ sở hữu, theo ông Bát, nhà đầu tư Tổng công ty 36 đã bỏ tiền mua lại 9,5% cổ phần (khoảng 34 tỷ đồng) của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hà Nội (Hanco) và phần vốn chủ sở hữu còn thiếu của Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc đã được góp thêm, đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp dự án theo đúng quy định.

Chậm về đích sẽ dừng thu phí Quốc lộ 6

Nhấn mạnh trong thời gian tới Ban Quản lý dự án 2 sẽ tiếp tục đề nghị nhà đầu tư xử lý các đơn vị vi phạm cam kết tiến độ để đảm bảo tiến độ hoàn thành dự án theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, theo ông Khoa, sau 31/8 tới, nếu nhà đầu tư không hoàn thành dự án, Ban Quản lý dự án 2 sẽ báo cáo Bộ chấm dứt hợp đồng và xử lý các đơn vị liên quan theo quy định của pháp luật.

[Bộ Giao thông ‘dọa’ hủy hợp đồng nhà đầu tư BOT Hòa Lạc-Hòa Binh]

“Nguồn vốn chủ sở hữu đã đóng đầy đủ, mặt bằng cơ bản được bàn giao và ngân hàng tài trợ vốn là SHB cũng cam kết nối lại giải ngân cho dự án ngay khi Bộ Giao thông Vận tải điều chỉnh tổng mức đầu tư và ký phụ lục hợp đồng dự án, nhà đầu tư đang nỗ lực hoàn thành công trình theo yêu cầu tiến độ đặt ra trước 30/6 phải thông xe đoạn Hòa Bình và 31/7 hoàn thành đoạn tuyến địa phận Hà Nội,” ông Khoa khẳng định.

Trước đó, tại cuộc họp về tình hình thực hiện dự án BOT Hòa Lạc-Hòa Bình, nhấn mạnh dự án đã được gia hạn tiến độ tới lần 3 để cho các nhà đầu tư thu xếp triển khai, hoàn chỉnh công trình và các nhà đầu tư dự án đã vi phạm nghiêm trọng hợp đồng ban đầu đã ký, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cảnh cáo các nhà đầu tư.

Nếu dự án không về đích đúng hạn, Bộ Giao thông Vận tải sẽ không cho nhà đầu tư thu phí trên Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai-Hòa Bình. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)


Khẳng định dự án vẫn được chốt hoàn thành vào ngày 31/8/2018, theo Bộ trưởng, nếu dự án không đúng tiến độ, Bộ Giao thông Vận tải sẽ hủy hợp đồng đã ký với nhà đầu tư và không cho nhà đầu tư thu phí trên Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai-Hòa Bình.

“Bộ Giao thông Vận tải không dồn ép, nhưng Ban Quản lý dự án nào không làm theo kế hoạch tổng thể, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công trình, Giám đốc Ban đó sẽ bị kỷ luật, cách chức. Dứt khoát không chấp nhận cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ,” Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể thẳng thắn./.

Ý kiến của bạn

Bình luận