Sputnik/ Mikhail Voskresenskiy |
Trong khi đó, các nước Đông Âu thấp thỏm với "sự xâm lược từ Nga". Các chính trị gia nói tới sự trở lại của chạy đua vũ trang, câu hỏi được đặt ra: "Có thực sự là như vậy?"
Từ năm 1998 đến năm 2011, chi tiêu quốc phòng trên thế giới không ngừng tăng nhưng sau đó hầu như lại không có thay đổi, Zören Goetz, tác giả bài báo chỉ ra, có tham khảo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hoà bình Stockholm (SIPRI).
Từ năm 2015 đến năm 2016, chi tiêu quân sự của thế giới chỉ tăng 0,4%. Năm ngoái, Hoa Kỳ chi vào trang bị vũ khí số tiền ít hơn một phần năm so với năm kỷ lục 2010. Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này liên quan đến việc Mỹ rút khỏi Afghanistan và Iraq.
Ngoài ra, số lượng đầu đạn hạt nhân đang giảm, tờ báo tiếp tục viết. Theo SIPRI, trong giai đoạn từ 2010 đến 2016, chúng đã giảm gần một phần ba. Số lượng đầu đạn giảm từ 22,6 nghìn xuống còn 15,4 nghìn. Đó là do trong thời gian này, Nga và Hoa Kỳ đã giảm đáng kể kho vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, các cường quốc hạt nhân nhỏ như Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan, trái lại, đã tăng số đầu đạn. Đồng thời, chỉ một phần ba các đầu đạn trên thế giới là sẵn sàng cho sử dụng, nghĩa là chúng được đặt trên tên lửa, tác giả thông báo.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.