Thế giới xử lý 'ma men' lái xe thế nào?

Giao thông 24h 17/12/2017 07:35

Một số nước có tình trạng người vi phạm nồng độ cồn điều khiển phương tiện cơ giới không chấp hành yêu cầu kiểm tra, thậm chí chống đối

 

Thế giới xử lý xử lý 'ma men' lái xe thế nào
Đối với những trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông thì cần có những biện pháp xử phạt hết sức cứng rắn để răn đe (Ảnh: Người lao động)

Chia sẻ kinh nghiệm tại một hội nghị mới đây về xử lý vi phạm nồng độ cồn, ông Alan Chipman, trợ lý an ninh khu vực, thuộc Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, nguyên là một viên cảnh sát cho biết, ở Mỹ hiện tại mỗi ngày có khoảng 30 người tử vong vì TNGT liên quan tới hành vi điều khiển phương tiện cơ giới sau khi sử dụng rượu bia. Vì thế, ở hầu hết các bang tại Mỹ đây luôn là vi phạm giao thông bị áp chế tài xử phạt nghiêm khắc nhất.

Theo ông Alan, mỗi bang tại Mỹ có chế tài xử phạt giao thông khác nhau. Trong đó, Arizona có hình phạt nghiêm khắc nhất, theo đó, tài xế uống rượu bia điều khiển phương tiện có thể bị phạt tối thiểu 10 ngày tù giam và 1.250 USD đối với vi phạm lần đầu. Với người vi phạm lần thứ hai, thời gian phạt tù tối thiểu sẽ nâng lên 90 ngày và tiền nộp phạt cũng cao hơn.

Với vi phạm từ lần thứ ba trở đi, hành vi này bị coi là phạm tội hình sự. Ngoài các mức phạt trên, người điều khiển phương tiện còn bị phạt tham gia dịch vụ cộng đồng hoặc tham gia khóa học nâng cao ý thức tham gia giao thông sau đó thi sát hạch khắt khe với chi phí từ 300-500 USD/khóa. Không chỉ thế, người vi phạm còn phải chi trả các khoản tiền thử nồng độ cồn, tiền chở xe về nơi cất giữ, phí trông giữ, phí lấy xe ra.

Nếu không chấp nhận mức phạt, người vi phạm phải trả thêm 150 USD để cơ quan cảnh sát cử người lắng nghe, xem xét giải trình. Đó là còn chưa kể hậu quả tài chính nặng nề vì phí bảo hiểm tăng cao. Như vậy, chỉ một lần bị bắt quả tang vi phạm quy định nồng độ cồn, người điều khiển phương tiện tại Mỹ sẽ bị “tổn thất hầu bao” vô cùng lớn, thậm chí có thể mất cả năm tiền lương.

Đó là việc xử lý sau khi bị phát hiện vi phạm nồng độ cồn, còn với trường hợp không chấp hành yêu cầu kiểm tra của cảnh sát, thâm chí chống đối, sẽ bị trấn áp ngay lập tức. Theo ông Alan, ở Mỹ, hành động chống đối lại cảnh sát là không thể chấp nhận và không thể tha thứ. Họ sẽ bị cảnh sát trấn áp ngay lập tức, đồng thời sẽ bị xử lý trước tòa và đã là cảnh sát thì phải sẵn sàng cho những việc đó để bảo vệ mình và bảo vệ an toàn cho người khác khỏi những hành vi bạo lực của những người vi phạm nồng độ cồn.

Ông Alan nói: “Khi những hành động bạo lực xảy ra thì họ phải tự bảo vệ và cảnh sát cũng có camera cho nên ở tòa thì họ có thể sử dụng hình ảnh đó bảo vệ bản thân trước tòa. Và tất cả những gì cảnh sát chứng kiến thì tòa cũng chứng kiến và tất cả những người khác cũng chứng kiến để xử lý.

Thiếu tá Olivier Lefebvre, Tùy viên Cảnh sát, đại sứ quan Pháp tại Hà nội cũng cho rằng, năm 2016 ở Pháp có 3.400 người chết do TNGT. Với dân số khaongr 60 triệu người, tỷ lệ tử vong do TNGT ở Pháp khá tương đồng với Việt Nam. Theo ông Olivier, nguyên nhân hàng đầu gây ra TNGT ở Pháp là do vi phạm về tốc độ, chiếm khoảng 50% và lứa tuổi từ 18-24 tuổi chiếm chủ yếu.

Ở nước Pháp, TNGT do nguyên nhân vi phạm nồng độ cồn ở mức 29% và độ tuổi tử vong cao nhất là từ 25-29 tuổi. Để giải quyết vấn đề này, nước Pháp đề ra nhiều biện pháp, trong đó tập trung vào việc xử phạt nặng các trường hợp vi phạm. Cụ thể, nếu bị phát hiện có nồng độ cồn trong máu là 80mg/100ml, người vi phạm sẽ phải ra hầu tòa và phải nộp phạt 142 USD, nếu vượt quá nồng độ đó, lái xe nộp phạt hành chính gần 4.800 USD và thậm chí lên tới 31.500 USD nếu gây tai nạn giao thông. Trong trường hợp gây tai nạn nghiêm trọng, lái xe sẽ phải nộp hơn 157.000 USD và ngồi tù 10 năm. Vấn đề này là trách nhiệm của nhiều cơ quan, trong đó trách nhiệm chung của ngành công an và tư pháp.

Còn với trường hợp người vi phạm chống đối, cảnh sát Pháp huấn luyện và được quyền áp dụng biện pháp cứng rắn để xử lý: “Tất cả cảnh sát ở Pháp đều được trang bị camera và cảnh sát ở Pháp cũng được huấn luyện để cứng rắn với những đối tượng chống đối với yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn

Cũng theo ông Olivier, nước Pháp cũng quy định tất cả người điều khiển xe mô tô từ 50 phân khối trở lên đều phải mang theo dụng cụ đo nồng độ cồn chưa sử dụng. Người lái xe ô tô phải kiểm tra nồng độ cồn trước khi rời nhà hàng, bước lên xe ra về. Nếu bị phát hiện không kiểm tra, lái xe sẽ bị phạt nặng.

Ý kiến của bạn

Bình luận