Trong khi hầu hết giáo viên (GV) dạy tiếng Anh ở bậc THCS và THPT chỉ đạt trình độ B1 và B2 (theo khung tham chiếu châu Âu) thì quy định mới của bộ GD-ĐT và bộ Nội vụ lại đặt tiêu chuẩn trình độ ngoại ngữ của GV dạy tất cả các bộ môn khác ngang bằng với GV tiếng Anh. Quy định này đang gây khó cho GV và có nguy cơ tạo ra một làn sóng mua bán chứng chỉ.
Khó thực hiện, mâu thuẫn
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22 và 23/2015/ TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14 và 16/9/2015 của Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ, có hiệu lực thi hành từ ngày 3/11/2015, ở bậc THCS và THPT, muốn được xếp vào GV hạng I, ngoài các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ… GV phải có trình độ ngoại ngữ bậc 3, tương đương với chứng chỉ B1 khung tham chiếu châu Âu.
Theo đề án dạy và học tiếng Anh trong hệ thống GD quốc dân đến năm 2020, GV dạy tiếng Anh bậc tiểu học (TH) và THCS phải đạt trình độ B2, GV THPT phải đạt trình độ C1 (theo khung tham chiếu châu Âu). Nhưng thực tế, theo một báo cáo cách nay chưa lâu của 42 tỉnh thành, tỷ lệ GV tiếng Anh chưa đạt chuẩn nói trên lên đến 75% ở TH và 90% ở THPT. Có những tỉnh như Đồng Tháp chỉ có hai G V dạy tiếng Anh TH và THCS đạt chuẩn. Tiền Giang là tỉnh có chất lượng GD khá cao, nhưng cũng chỉ 10% trong tổng số hơn 900 GV TH và THCS đạt yêu cầu. TP.HCM chỉ có 171/ 1.100 GV THCS, THPT của 10/24 quận tham gia khảo sát đạt chuẩn.
Nếu đặt ngoại ngữ như tiêu chuẩn nghề nghiệp, điều kiện chuyển ngạch sẽ dễ phát sinh tiêu cực - Ảnh minh họa: Phùng Huy |
Cũng phải thấy rằng, trình độ B1 đang là yêu cầu đầu ra về ngoại ngữ của thạc sĩ, những người có trình độ B1 đều được miễn thi môn ngoại ngữ ở đầu vào cao học, nên nếu đòi hỏi GV THCS và THPT (dù là GV hạng I) của các bộ môn khác phải đạt trình độ B1 là hoang tưởng, theo ông Cao Huy Thảo - là GV tiếng Anh, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Việt Úc (TP.HCM).
Nhưng không chỉ đối với GV hạng I. Thầy Q., một GV dạy tin học bậc THCS tại Q.6 (TP.HCM) nhận xét: “Các tiêu chuẩn về chuyên môn chúng tôi có thể đáp ứng được, nhưng trình độ ngoại ngữ B1 thì không dễ. Ngay cả GV hạng II (phải có trình độ A2) và GV hạng III (trình độ A1) với đại đa số GV “ngoại đạo” cũng không dễ dàng. Một GV dạy ngoại ngữ THCS cho biết, rất nhiều GV đang dạy tiếng Anh tại các trường THPT đi thi B1 cũng không đạt, huống chi là GV không chuyên.
Cũng không thể lý giải quy định trên là dành cho tương lai, vì những “chuẩn” ấy lại mâu thuẫn với những yêu cầu của Đề án dạy và học tiếng Anh Quốc gia đến năm 2020. Cụ thể, theo đề án này, đến năm 2020, chuẩn tiếng Anh đầu ra của HS TH-THCS-THPT phải đạt trình độ A1-A2-B1, trong khi quy định về trình độ tiếng Anh theo các thông tư của hai Bộ GD-ĐT và Nội Vụ đối với GV từ mầm non đến THPT lại cụ thể là: bậc mầm non và TH chỉ tương ứng với A1- A2, GV THCS là A1-A2-B1 và GV THPT là A2-B1, tùy vào hạng của GV. Như vậy, trình độ giáo viên ở đây cũng chỉ bằng với học sinh THPT.
"Bao đậu"
Một GV nhận xét: “Trong lúc nền GD nước nhà còn quá nhiều bất cập và tụt hậu, lẽ ra Bộ GD-ĐT phải tập trung tháo gỡ những vấn đề như chương trình học còn nặng nề, thiếu thiết thực, thi cử và đánh giá còn lạc hậu… thì Bộ lại đặt ra những những yêu cầu không khả thi, tạo cơ hội cho nhiều đơn vị lợi dụng kiếm tiền, và thậm chí còn có nguy cơ khuyến khích xã hội đua nhau chạy theo chứng chỉ, bằng cấp”. Thực tế, lo lắng này đã diễn ra trên địa bàn Q. 6 TP.HCM.
Thời gian qua, các trường từ mầm non đến THPT tại Q.6 đều nhận được thông báo về việc mở các lớp ôn tập và thi cấp chứng chỉ tiếng Anh trình độ A2, B1, B2, C1 - Khung tham chiếu châu Âu của Trường Bồi dưỡng GD quận. Theo thông báo chiêu sinh được Trưởng Phòng GD-ĐT Q.6 phê duyệt thì Trường Bồi dưỡng GD Q.6 liên kết với Trung tâm Anh ngữ Liên Úc (ALS) làm đại diện cho các trường ĐH Thái Nguyên, ĐH Vinh, ĐH Hà Nội (những đơn vị được Bộ GD-ĐT giao nhiệm vụ và trực tiếp rà soát năng lực tiếng Anh triển khai đề án 2020) mở các lớp ôn tập và thi chứng chỉ tiếng Anh theo khung tham chiếu châu Âu.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.