Dọc tường nhà bà Tinh bị nứt dài từ nóc xuống nề |
Theo chỉ dẫn của bà Trần Thị Tịnh, ở thôn 3, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, khoảng cách từ tim đường Hồ Chí Minh đoạn tuyến tránh TP. Pleiku đến ngôi nhà của gia đình bà khoảng 20m, ngay sau khi thi công tuyến đường, ngôi nhà của bà đã xuất hiện nhiều vết nứt chạy dọc tứ phía, từ nóc nhà xuống xung quanh tường. Ngoài ra, các công trình phụ như nhà vệ sinh, sân bê tông cũng chằng chịt các vết nứt. Theo đó, hễ trời mưa nước cứ theo vết nứt chảy ồ vào nhà, nhất là những ngày trời mưa to, nước thấm qua các khe nứt ngấm ẩm hết các dãy tường nhà khiến tình trạng trong nhà luôn bị ẩm mốc: “Ngoài ra, việc rung lắc, lu lèn khi thi công đường còn khiến nhiều đồ đạc trong nhà tôi bị hư hỏng do rơi vỡ…” - bà Tịnh bức xúc.
Ghi nhận vụ việc tại thị trấn Hòa Phú và xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tại đây có tới 36 hộ dân bị ảnh hưởng nặng thế nhưng chỉ có 23 hộ được bồi thường nhưng chỉ với số tiền dưới 100 triệu đồng, số tiền quá thấp so với thực tế nhà bị hư hỏng nên gần một nửa hộ dân trong số được đền bù không chấp nhận. “Ngày mưa thì rỉ nước ngấm vào trong nhà, những hôm mưa lớn phải lấy dụng cụ như thau chậu, xoong nồi hứng nước, xà gồ gần như bị đứt gãy rất nguy hiểm. Nếu như không may gặp trời mưa bão gió to xà gồ sập xuống thì không còn chỗ mà thoát thân. Số tiền đền bù so với thực tế quá thấp chúng tôi không thể làm gì được.” - một người dân bức xúc.
Liên quan vụ việc, Sở GTVT cho biết, Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tuyến tránh TP. Pleiku đã mua gói bảo hiểm công trình của Liên danh Công ty bảo hiểm Dầu khí Gia Lai (viết tắt PVI Gia Lai) và Công ty bảo hiểm Bảo Việt Gia Lai. Do đó, việc bồi thường cho người dân lúc này là đơn vị bảo hiểm mà dự án đã mua.
Rung lắc khi lu lèn cũng làm nhiều vật dụng trong nhà bị hư |
Trả lời vụ việc, ông Vũ Đức Thuấn, Giám đốc Công ty Bảo hiểm PVI Gia Lai lý giải, đơn vị đã thuê Công ty TNHH Giám định kỹ thuật DNL (trụ sở thành phố Hồ Chí Minh) khảo sát, tính toán mức giá và phạm vi bồi thường, mức bồi thường được áp giá theo bảng giá vật liệu xây dựng tại Gia Lai.
Việc xác định mức độ rung chấn thay vì ra hiện trường, đơn vị này lại tham khảo phạm vi rung chấn ở một số công trình giao thông khác như ngã ba Huế - thành phố Đà Nẵng, thứ hai là đường vành đai thành phố Đà Nẵng, đường Nguyễn Tất Thành, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Trong khi điều kiện địa chất hai vùng hoàn toàn khác nhau, nhưng phạm vi rung chấn được tính như nhau.
“Thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm thì bảo hiểm trả tiền, không thuộc phạm vi bảo hiểm thì nhà đầu tư phải trả tiền. Dưới 50 mét thì mới là mức độ rung chấn. Điều này căn cứ vào tham khảo mức độ rung chấn tại một số công trình lớn như cầu vượt ngã ba Huế- thành phố Đà Nẵng, thứ hai là đường vành đai thành phố Đà Nẵng, đường Nguyễn Tất Thành, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Phương án đền bù, đơn giá lấy đơn giá tỉnh Gia Lai.” - ông Thuấn nói.
Phản ánh trước sự việc, ông Nguyễn Ngọc Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai chia sẻ, việc từ chối bồi thường đối với 13 hộ dân là bất hợp lý, bởi nhà dân nứt do lu lèn thi công đường là có thật, nên họ phải được bồi thường còn các thông số mà đơn vị bảo hiểm đưa ra là đơn phương và chưa tin cậy.
“Công trình thuộc chủ đầu tư mua bảo hiểm, bên bảo hiểm lại theo đơn vị tư vấn. Căn cứ ngoài 50 mét thì không đền bù, tiêu chí của bên đó đưa ra, mình không rõ được đúng hay sai. Về quan điểm của huyện là thực tế đường thi công đã ảnh hưởng tới nhà dân, ngoài 50 mét hay trong 50 mét thì kiểm tra có nứt do lu lèn thì yêu cầu các đơn vị này phải đền bù cho dân thỏa đáng để dân có tiền sửa chữa nhà ở.” - ông Quang nhấn mạnh.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.