Sáng nay (22/10), Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đã có buổi làm vệc với ông Michael Brown – Giám đốc Uber khu vực Đông Nam Á về Đề án “Thí điểm và xây dựng khung pháp lý cho hoạt động dịch vụ kết nối vận tải tại Việt Nam”.
Thí điểm và xây dựng khung pháp lý cho hoạt động dịch vụ kết nối vận tải tại Việt Nam |
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đánh giá cao những lợi ích Uber mang lại cho thị trường Việt Nam và người dân sử dụng trong công cuộc hội nhập quốc tế.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng bày tỏ mối lo ngại của Bộ GTVT về hoạt động của Uber khi không đăng ký kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ thuế sẽ tạo ra cạnh tranh không lành mạnh và không thể khống chế được số lượng xe taxi hoạt động trong khu vực nội đô. Ngoài ra, việc không quản lý được tài xế sẽ không đảm bảo TTATGT, đặc biệt là an ninh trật tự xã hội. Thực tế tại một số quốc gia, nhiều trường hợp tài xế taxi Uber đã tấn công hành khách xuất phát từ sự lỏng lẻo trong công tác quản lý tài xế taxi Uber.
Cũng tại buổi làm việc, ông Michael Brown cho biết, năng lực kinh doanh và mô hình kinh doanh của Uber được tối ưu hóa hiệu suất nên doanh thu được nâng cao, giảm chi phí cố định. Tuy Uber có thể mang lại cho người dân sử dụng taxi với giá cước rẻ nhưng Uber luôn nỗ lực hợp tác hài hòa với các hãng taxi tại địa phương. Đặc biệt, khi hoạt động tại các quốc gia, Uber đều có sự hợp tác với cơ quan quản lý và chính quyền sở tại.
Uber phải đăng ký kinh doanh, có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam |
Liên quan đến việc xây dựng khung pháp lý cho hoạt động dịch vụ kết nối vận tải, Thứ trưởng đề nghị Uber cần chủ động nghiên cứu và đáp ứng những nội dung cần thiết cho khung pháp lý và các biện pháp quản lý đối với Uber để thực hiện Dự án thí điểm Dịch vụ kết nối vận tải.
Tại công văn trả lời đề xuất của Công ty TNHH Uber Việt Nam, Bộ GTVT cho biết, nếu xác định Uber trực tiếp tham gia vào quá trình điều hành vận tải tại Việt Nam (như điều hành xe, quyết định giá cước, thu tiền…) thì Uber phải đăng ký kinh doanh, được cấp có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đồng thời, nếu Uber cung cấp phần mềm như một giải pháp công nghệ cho phép đơn vị kinh doanh vận tải và khách hàng kết nối với nhau thì Uber không được tham gia vào quá trình điều hành vận tải.
Đặc biệt, Uber cần có sự hợp tác với các cơ quan liên quan để bảo đảm xây dựng khung pháp lý phù hợp pháp luật, bao gồm các cơ quan như Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Tài chính…
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.