Hội thảo diễn ra tại Khách sạn Melia Hà Nội |
Hội thảo diễn ra tại khách sạn Melia Hà Nội với sự tham gia của các chuyên gia cao cấp của IFC, Lãnh đạo CIC, Viện Chiến lược Ngân hàng cùng các đại diện từ tổ chức tài chính vi mô và các công ty Fintech.
Nhiều vấn đề chính được thảo luận tại Hội thảo, bao gồm thực trạng kết nối, trao đổi thông tin tín dụng giữa công ty P2P lending và tổ chức tài chính vi mô; Định hướng trong việc xây dựng mô hình kết nối; Tổng quan về hệ thống đánh giá khách hàng cá nhân, và doanh nghiệp tại công ty P2P Lending. Hội thảo cũng trao đổi những cơ hội và thách thức cũng như việc xây dựng hệ thống thông tin tín dụng với các tổ chức tài chính vi mô và công ty Fintech tại Việt Nam; Xu hướng phát triển của công ty P2P Lending tại Việt Nam đi cùng các cơ hội và thách thức.
Theo thống kê, hiện nay Việt Nam có 68 công ty Fintech hoạt động với quy mô 4,4 tỷ USD (2017) và dự đoán sẽ lên 7,8 tỷ USD vào năm 2020. Mô hình Fintech giúp các hoạt động tài chính trở nên dễ dàng hơn qua ứng dụng công nghệ, giảm thiểu tối đa thời gian, với các giao dịch thỏa thuận hoàn toàn trực tuyến. Nền tảng blockchain đảm bảo thông tin được lưu trữ, bảo mật tuyệt đối.
Một trong những mô hình Fintech đáng lưu ý là mô hình kinh doanh P2P Lending hoạt động nở rộ trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, thị trường còn có nhiều công ty chưa hoạt động đúng bản chất của P2P Lending.
Một mô hình P2P Lending đúng bản chất là phải kết nối người vay và người cho vay thông qua nền tảng trực tuyến, mà không cần phải gặp mặt trực tiếp, các hợp đồng online và chữ ký số được sử dụng như công cụ xác thực cá nhân mạnh nhất.
Thực hiện được điều này đòi hỏi các công ty P2P Lending phải đảm bảo được yếu tố công nghệ, như chấm điểm tín dụng, thẩm định tài chính một các chính xác, bảo mật và khoa học, đảm bảo mọi giao dịch thuận tiện cho khách hàng.
Chỉ những công ty P2P Lending tại Việt Nam đi từ công ty công nghệ hoặc có đối tác công nghệ nước ngoài tốt, đồng thời kết hợp với phân tích thông tin tín dụng chính xác mới có thể đưa ra một dịch vụ P2P Lending đúng bản chất và tối ưu.
Các đại biểu tham gia thảo luận và định hướng phát triển P2P Lending |
Theo ông Phan Huy Thắng - Phó tổng giám đốc CIC cho biết, việc triển khai hoạt động thông tin tín dụng tại các tổ chức trên vẫn còn gặp nhiều khó khăn do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau như: cơ sở hành lang pháp lý quy định hoạt động của các loại hình tổ chức này chưa hoàn thiện; sự biến tướng của các hoạt động cho vay online như huy động tài chính đa cấp, huy động vốn để cho vay, phát sinh nợ xấu mất khả năng thanh toán và thực hiện chức năng thanh toán trung gian bất hợp pháp nhằm chiếm dụng vốn, làm ảnh hưởng đến những công ty P2P chính thống.
Tại Hội thảo cũng đã có sự góp mặt của các công ty hoạt động chính thống P2P Lending tại Việt Nam, trong đó có VNVON.COM. Với phương châm tối ưu công nghệ, VNVON.COM đang hợp tác cùng đối tác từ Singapore để dần hoàn thiện mô hình P2P Lending hàng đầu tại Việt Nam. VNVON đề cao phổ cập kiến thức tài chính, phương thức thẩm định doanh nghiệp áp dụng song song công nghệ hiện đại và phương thức thẩm định truyền thống.
Ông Lê Đức Linh – Tổng giám đốc công ty VNVON phát biểu tại hội thảo |
Ông Lê Đức Linh, Tổng giám đốc công ty VNVON khẳng định để đảm bảo an toàn cho các bên tham gia P2P Lending, đối với nhà đầu tư cần cẩn trọng trong việc chọn sàn giao dịch, các sàn phải đảm bảo được các yếu tố như có giải pháp thẩm định người vay là cá nhân hay doanh nghiệp chặt chẽ, quản trị rủi ro tốt, có các giải pháp hỗ trợ nhà đầu thu hồi vốn gốc và lãi, còn với bên đi vay phải hiểu rõ về các chi phí phát sinh khi đi huy động vốn trên sàn, nên lựa chọn các sàn công bố lãi suất và phí rõ ràng, minh bạch.
Thông qua hội thảo, VNVON đã đề xuất sự hỗ trợ, khả năng hợp tác từ Viện Chiến lược Ngân hàng và CIC để đưa ra chính sách hành lang pháp lý, hỗ trợ chia sẻ thông tin tín dụng cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực P2P lending, tạo điều kiện cho các công ty P2P Lending tại Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.