Giá của các sản phẩm này tại Nhật cũng không hề rẻ, có loại lên đến vài trăm USD và thậm chí đắt hơn nhiều so với giá của chính món ăn mà chúng đại diện. |
Đồ ăn mẫu bằng nhựa vốn là một mặt hàng khá xa lạ tại nhiều nước, nhất là khi thực đơn được các nhà hàng sử dụng ngày càng nhiều thay thế cho những món ăn giả bằng nhựa chiếm diện tích.
Tuy nhiên tại Nhật Bản, văn hóa đồ ăn nhựa lại không hề suy giảm. Theo tờ The Guardian, ngành kinh doanh thức ăn nhựa trưng bày tại Nhật hiện có tổng giá trị 90 triệu USD.
Quay ngược dòng thời gian, Nhật Bản biết đến thực phẩm nhựa (Shokuhin Sampuru) trưng bày từ cuối thập niên 1920 khi các nghệ nhân sử dụng sáp nến làm thức ăn giả trưng bày cho khách hàng chọn món tại các quán ăn. Bởi vì thời đó kiểu gọi món theo thực đơn còn chưa phổ biến và bằng chữ khó hình dung.
Theo Chủ tịch Katsuji Kaneyama của hãng Sanpuru Kobo, chuyên cung cấp 2/3 số đồ ăn nhựa giả tại Nhật cho biết quốc gia của ông thời kỳ đó đang bước vào quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ và văn hóa nhà hàng Phương Tây bắt đầu tràn vào. Tuy nhiên người Nhật thời đó vẫn chưa quen với việc này và những món ăn nhựa mẫu đóng vai trò quan trọng để thu hút khách hàng.
Dần dần, việc làm món ăn giả trở thành một loại hình văn hóa nghệ thuật tại Nhật Bản. Rất nhiều du khách đến Nhật ngạc nhiên về những thực đơn bằng đồ ăn giả như vậy.
Hãng Kaneyama, công ty chuyên sản xuất đồ ăn nhựa tại Nhật cũng cho biết việc sản xuất sản phẩm không nhất thiết phải giống y hệt với thực tế mà có thể biến tấu nhằm trông bắt mắt hơn. Lý do chính của việc này là các sản phẩm đồ ăn nhựa giờ đây không chỉ trưng bày tại nhà hàng mà còn đính lên móc chìa khóa, quà lưu niệm, đồ chơi…
Nhiệm vụ gọi món của đồ ăn nhựa hiện đã được thay thế bởi thực đơn, tuy nhiên giá trị của thị trường này không hề suy giảm khi chúng được làm thủ công từ bàn tay nghệ nhân và có giá trị văn hóa cực cao, thu hút lượng lớn khách hàng.
Giá của các sản phẩm này tại Nhật cũng không hề rẻ, có loại lên đến vài trăm USD và thậm chí đắt hơn nhiều so với giá của chính món ăn mà chúng đại diện.
Ngày nay nhiều công ty cũng thực hiện việc ứng dụng công nghệ in 3D nhằm sản xuất hàng loạt và xuất khẩu các sản phẩm này. Tuy vậy theo Kaneyama, ngay cả khi ứng dụng công nghệ mới thì việc thiết kế cũng tốn rất nhiều thời gian cũng như phụ thuộc vào bàn tay các nhà thiết kế.
Thêm vào đó, những sản phẩm được làm từ bàn tay nghệ nhân đem lại cảm giác rất khác so với những món ăn nhựa được in ấn hàng loạt.
Ngày nay, hàng chục nghìn nhà hàng tại Nhật trả phí hàng tháng cho các hãng sản xuất đồ ăn nhựa để thay thế những món ăn giả bày trên kệ của họ sao cho bắt mắt và đổi mới. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ cũng như phong trào từ bỏ plastic để bảo vệ môi trường, giới trẻ quay sang các trang blog để đánh giá món ăn, ngày càng nhiều nhà hàng tại Nhật dần tử bỏ kiều tiếp thị bằng món ăn nhựa.
Dẫu vậy, các công ty sản xuất đồ ăn nhựa vẫn khá tự tin khi họ có thể xuất khẩu sản phẩm của mình đính trên những mặt hàng đi kèm như nhẫn, giày hay các vật dụng khác. Hơn nữa rất nhiều nhà hãng vẫn cần đồ nhựa để cho thực khách thấy kích cỡ của món ăn khi họ gọi món, vốn là điều khó hình dung chỉ với thực đơn thông thường.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.