Người dân Hy Lạp đọc báo treo bên ngoài một sạp báo tại Athens hôm 20-8 Ảnh: REUTERS |
Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng Trung ương châu Âu và Quỹ Tiền tệ quốc tế đã cung cấp khoản vay tổng cộng 289 tỉ euro cho đất nước bị nợ nần bủa vây này trong 3 chương trình liên tiếp vào năm 2010, 2012 và 2015.
Đổi lại, những cải cách kinh tế mà Athens phải đáp ứng cho các chủ nợ đã khiến nền kinh tế của họ bị thu hẹp tới 25% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong 8 năm và tỉ lệ thất nghiệp tăng hơn 27%.
Tuy nhiên, sau chương trình cứu trợ, Hy Lạp đã có thể lần đầu tiên đứng trên chân mình kể từ đầu năm 2010, theo lời Chủ tịch Cơ chế Bình ổn châu Âu Mario Centeno. Hiện nền kinh tế xếp thứ 51 thế giới đã tăng trưởng trở lại, thoát khỏi khủng hoảng nợ công, chuyển sang thặng dư ngân sách vững chắc và tỉ lệ thất nghiệp xuống dưới 20%.
Đây cũng được xem là một thành công đối với khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) khi vượt qua cơn bão khủng hoảng nợ quét qua hầu hết thành viên cách đây một thập kỷ. Hy Lạp chính là nền kinh tế cuối cùng của châu Âu vượt qua giám sát tài chính trong cuộc khủng hoảng nợ công, sau Ireland năm 2013, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha năm 2014 và Cộng hòa Cyprus năm 2016.
GS Kevin Featherstone của Trường Kinh tế London (Anh) nói rằng Hy Lạp đã giúp bảo vệ tương lai của eurozone bằng cách chấp nhận những điều khoản của chương trình cứu trợ.
Tuy nhiên, thời kỳ bi đát có thể đã qua nhưng kết thúc chương trình cứu trợ không có nghĩa là khép lại chặng đường cải tổ, theo Cao ủy về các vấn đề kinh tế EU Pierre Moscovici. Các hộ gia đình ở đất nước của những vị thần nhiều khả năng vẫn phải chịu đựng các biện pháp thắt lưng buộc bụng ngột ngạt.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.